Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Giống Lúa Cho Vụ Đông Xuân

Giống Lúa Cho Vụ Đông Xuân
Ngày đăng: 05/09/2014

Vụ lúa Đông xuân năm nay ở các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long, đặc biệt là Sóc Trăng, nông dân sẽ đối mặt với những khó khăn về thời tiết và tình trạng xâm nhập mặn. Do đó ngoài áp dụng thật tốt kỹ thuật canh tác, bà con cần chủ động tìm nguồn giống thích hợp có chất lượng để gieo sạ.

Sóc Trăng có lợi thế không chịu nhiều ảnh hưởng của lũ, do đó nông dân trong tỉnh xuống giống vụ lúa đông xuân sớm hơn so với các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long.

Tuy nhiên do điều kiện sinh thái nhiều vùng trên địa bàn khác nhau, nên việc chọn giống lúa thích hợp để đạt năng suất cao nhất luôn được nông dân Sóc Trăng quan tâm. Do là vùng ven biển nên Sóc Trăng có nhiều diện tích ảnh hưởng của xâm nhập mặn vào cuối vụ, vì thế việc bố trí thời vụ sản xuất gắn với sử dụng giống lúa thích hợp là yêu cầu quan trọng đặt ra.

Ông Nguyễn Văn Hiệp Nông dân huyện Trần Đề nói “Trần Đề là địa phương thường xuyên bị mặn xâm ngập nên nông dân chúng tôi luôn chọn các giống lúa có khả năng chịu mặn cao”.

Sóc Trăng cũng còn những vùng sản xuất chịu ảnh hưởng của phèn trong mỗi vụ canh tác. Ngoài việc làm tốt công tác thủy lợi, kỹ thuật làm đất hạn chế hiện tượng xì phèn thì chọn giống lúa chịu được phèn sẽ giúp cho mùa vụ thắng lợi. Vấn đề sản xuất giống lúa cho vùng phèn mặn là ưu tiên của ngành giống Sóc Trăng.

Ngoài vùng khó khăn, Sóc Trăng cũng có nhiều diện tích phù sa ngọt, do đó để phát huy tối đa năng suất lúa việc chọn giống phù hợp với từng vùng đất trũng vùng gò cao là giải pháp quan trọng.

Theo nông dân việc chọn giống lúa sản xuất không chỉ tìm hiểu về đặc tính, tính thích nghi của giống đối với tùng vùng sinh thái, từng mùa vụ, mà còn đáp ứng nhu cầu của thị trường tiêu thụ. Bởi thị trường là một trong những yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả sản xuất. Ngoài ra các giống lúa đưa vào sản xuất phải chống chịu tốt với dịch hại để giảm chi phí đầu tư.

Mục tiêu của ngành giống lúa Sóc Trăng là đã phối hợp tốt với các viện trường tập trung nghiên cứu, nhân giống, trồng thử nghiệm nhiều giống lúa mới để nông dân có sự lựa chọn trong sản xuất, đáp ứng được yêu cầu về giống lúa cho nông dân từng vùng sinh thái.

Đồng thời công tác đánh giá tính thích nghi, đặc tính giống được thực hiện thường xuyên thông qua các cuộc hội thảo trong từng vụ canh tác, là cơ sở cho việc tạo giống lúa mới triển vọng, phục vụ kịp thời nhu cầu giống cho sản xuất thích ứng với biến đổi khí hậu.

Vụ lúa đông xuân rất quan trọng đối với nông dân Sóc Trăng vì cho năng suất và lợi nhuận cao, do đó việc chủ động chuẩn bị bước vào vụ sản xuất có ý nghĩa quyết định. Trong đó công tác giống luôn gắn liền với việc áp dụng tốt tiến bộ kỹ thuật vào đồng ruộng để có vụ mùa thắng lợi.

Theo khuyến cáo của ngành nông nghiệp, bà con cần tuân thủ tốt lịch xuống giống của ngành chức năng theo phương châm: đồng loạt né rầy, chọn giống có phẩm cấp tốt, giống thích hợp cho từng vùng, nông dân cần làm tốt vệ sinh đồng ruộng, áp dụng triệt để kỹ thuật canh tác “3 giảm 3 tăng”, 1 phải 5 giảm, đưa công nghệ sinh thái và biện pháp phun thuốc “4 đúng” vào áp dụng để giảm chi phí sản xuất và bảo vệ môi trường.


Có thể bạn quan tâm

Hành Trình Đến Xứ Sở Dừa - Philippines Hành Trình Đến Xứ Sở Dừa - Philippines

Quốc đảo Philippines từ lâu đã nổi tiếng là nơi cung cấp dừa và các sản phẩm từ dừa lớn nhất thế giới. Một phần ba dân số của Philippines sống phụ thuộc vào ngành công nghiệp dừa. Nhóm phóng viên VTC16 đã đến tìm hiểu về ngành công nghiệp đã đem lại kim ngạch xuất khẩu hơn 1 tỷ đô la Mỹ mỗi năm cho đất nước này.

13/03/2012
“3 Giảm 3 Tăng” Hiệu Quả Từ Một Mô Hình “3 Giảm 3 Tăng” Hiệu Quả Từ Một Mô Hình

Điểm khác nhau giữa mô hình 3 giảm, 3 tăng với các ruộng sản xuất đại trà là: sử dụng giống nguyên chủng PC6 (lúa chất lượng cao) với lượng giống 50 - 60 kg/ha, kết hợp công cụ sạ hàng để giảm lượng giống gieo sạ, điều tiết mật độ cây thích hợp và giảm công lao động, sử dụng phân bón vi sinh để thay thế 50% lượng phân đạm và lân, hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cho lúa trong thời gian 40 ngày sau sạ

31/08/2011
Bỏ Chợ, Về Đồng Làm... Tỷ Phú Bỏ Chợ, Về Đồng Làm... Tỷ Phú

Từ bỏ công việc buôn bán, Học đăng ký thầu 5ha đất trũng thuộc khu Đầm Sung với thời gian 10 năm để thực hiện kế hoạch làm giàu.

17/05/2012
Mỹ Giảm Thuế Chống Phá Giá Với Cá Tra Việt Nam Mỹ Giảm Thuế Chống Phá Giá Với Cá Tra Việt Nam

Theo tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) vừa giảm thuế chống bán phá giá cho cá tra Việt Nam

17/03/2011
Khuyến Cáo Đầu Vụ Tôm 2012 Khuyến Cáo Đầu Vụ Tôm 2012

Vụ tôm sú 2011 nông dân Trà Vinh thắng lợi với hơn 7.500 ha nuôi tôm sú thâm canh và bán thâm canh đã đạt sản lượng trên 19.500 tấn, năng suất trung bình đạt 4,16 tấn/ha đối với nuôi hình thức thâm canh.

14/03/2012