Trang chủ / /

Giống Khoai Tây Hà Lan (Giống Sinora)

Giống Khoai Tây Hà Lan (Giống Sinora)
Ngày đăng: 18/10/2011

- Nguồn gốc: Nhập nội từ Hà Lan. Giống đã được công nhận cho phép sản xuất thử tháng 11/2008. Là giống có nhiều triển vọng tại các tỉnh phía Bắc. Giống dùng để ăn tươi và có thể chế biến.

- Đặc điểm: Thời gian sinh trưởng 85- 90 ngày (vụ đông). Thân đứng, tán gọn, củ khá (7-8 củ/cây). Dạng củ hình tròn, củ lớn, mắt củ nông, vỏ củ màu vàng, ruột củ màu vàng. Chất lượng khá, dùng để ăn tươi và chế biến. Năng suất từ 200-220 tạ/ha, thâm canh đạt 300 tạ/ha. Nhiễm trung bình bệnh mốc sương, ít nhiễm virút và bệnh héo xanh.

Yêu cầu kỹ thuật:

Khi trồng bốn giống khoai tây trên cần lưu ý một số biện pháp kỹ thuật sau:

- Đất trồng là đất chân vàn, vàn cao, chân đất màu hoặc chân đất 2 vụ lúa. Đất chủ động tưới tiêu; đất có thành phần cơ giới nhẹ, độ phì khá.

Làm đất thật kỹ, nhuyễn, sạch cỏ dại và tàn dư cây trồng vụ trước. Có thể áp dụng kỹ thuật làm đất tối thiểu, sử dụng rơm rạ khô để che tủ kín và tưới ẩm sau khi đặt củ giống khoai tây xuống rãnh trồng.

- Thời vụ trồng vụ đông từ 10/10-5/11.

- Lượng củ và khoảng cách trồng: Lượng củ trồng từ 5-5,5 vạn củ/ha, tương đương 1.500-1.600 kg/ha. Đối với giống củ nhỏ, khoảng 8 vạn củ/ha. Khoảng cách trồng: 40 cm x 30 cm x 1 cây.

- Lượng phân bón (1 ha) khoảng 8-10 tấn phân chuồng hoặc 2-3 tấn hữu cơ vi sinh + 300 kg urea + 400 kg lân Văn Điển + 250 kg kaliclrua (nếu đất chua có thể bón 300 kg vôi bột/ha).

Chất lượng khoai tây giống:

Khi trồng khoai tây, sử dụng giống có phẩm cấp chất lượng tốt, như cấp giống nguyên chủng hoặc xác nhận. Chọn củ giống tươi ít teo móp, kích cỡ củ đồng đều, khối lượng 1kg củ giống có từ 20-25 củ. Củ giống có mầm tươi, sạch bệnh, mầm mới nhú, mọc khỏe.

Để giảm giá thành trồng khoai tây vụ đông, bà con nông dân có thể cắt củ giống khoai tây thành các “mẫu” giống như sau: chọn củ to, củ có khối lượng ít nhất 50 gam để cắt thành 2 hoặc 3 mẫu giống. Nguyên tắc cắt mỗi mẫu giống phải có 1 mầm khỏe, khối lượng miếng cắt không nhỏ hơn 25 gam. Khi cắt mẫu giống khoai tây nên dùng dao sắc, mỏng để cắt, cắt xong dùng xi măng để chấm vào vết cắt. Thường cắt mẫu giống khoai tây trước khi trồng 2-3 ngày để hình thành vết sẹo trước khi đưa mẫu giống đi trồng.

Nông dân nên mua củ giống từ các đơn vị sản xuất và cung ứng giống khoai tây có địa chỉ rõ ràng, đáng tin cậy và không nên mua khoai tây thương phẩm để làm giống trồng vì sẽ dễ nhiễm sâu, bệnh.


Có thể bạn quan tâm

Thêm 2 Giống Vải Chín Sớm Thêm 2 Giống Vải Chín Sớm

Trao đổi với chúng tôi, TS Nguyễn Văn Nghiêm, chủ nhiệm dự án cho biết: Dựa trên các kết quả về mật độ trồng, chế độ phân bón, các biện pháp kỹ thuật cắt tỉa, ghép cải tạo thay giống, xử lý hóa chất điều tiết sinh trưởng, phòng trừ sâu bệnh… được bố trí tại các công thức thí nghiệm và xây dựng các mô hình thâm canh tại các địa phươngg như Hòa Bình, Bắc Giang, Hưng Yên và Quảng Ninh, dự án đã hoàn thiện được các qui trình công nghệ trồng 2 giống vải chín sớm Yên Hưng và Yên Phú, được Hội đồng KHCN Viện đánh giá cao, cho nghiệm thu và trình Bộ NN-PTNT ban hành phục vụ SX.

09/03/2012
Giống Ngô Nếp Lai MX6 Giống Ngô Nếp Lai MX6

Nói đến giống ngô nếp lai phải kể đến các sản phẩm MX của Cty CP Giống cây trồng miền Nam. Từ MX2, MX4, MX6 đến giống cao cấp MX10 đều quen thuộc, chiếm thị phần lớn trong cả nước.

07/03/2012
Giống Lạc TK10 Giống Lạc TK10

Giống lạc TK10 không những tránh được bệnh héo xanh vi khuẩn mà còn hạn chế được một số bệnh khác như đốm đen, đốm nâu hay một số sâu chích hút khác.

09/03/2012
Sinh Sản Nhân Tạo Giống Kỳ Tôm Sinh Sản Nhân Tạo Giống Kỳ Tôm

Mới đây trang trại thủy sản Sơn Ca ở số 64/6D, ấp Chánh 1, xã Tân Xuân, huyện Hóc Môn, TP HCM đã cho sinh sản thành công giống kỳ tôm (hay rồng đất) chủ động cung cấp giống cho thị trường.

09/03/2012
Lúa OM 6976 Vùng Nhiễm Mặn Lúa OM 6976 Vùng Nhiễm Mặn

Trung tâm Khuyến nông- khuyến ngư Bình Định, Trạm Khuyến nông huyện Phù Mỹ vừa tổ chức hội thảo mô hình SX giống lúa mới gắn với cộng đồng.

13/04/2012