Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Giống gà Đông Tảo đã có mô hình nuôi ở huyện Xuyên Mộc

Giống gà Đông Tảo đã có mô hình nuôi ở huyện Xuyên Mộc
Ngày đăng: 28/10/2015

Anh Phạm Chí Thành (khu phố Phước An, thị trấn Phước Bửu, huyện Xuyên Mộc) chăm sóc đàn gà Đông Tảo gần 6 tháng tuổi.

Anh Phạm Chí Thành (khu phố Phước An, thị trấn Phước Bửu) là một trong số ít hộ chăn nuôi gà Đông Tảo với số lượng lớn trên địa bàn huyện Xuyên Mộc.

Được người quen giới thiệu, anh Thành đặt mua 100 con gà giống 21 ngày tuổi từ Hưng Yên với giá 200.000 đồng/con về vừa nuôi gầy giống vừa bán gà thịt.

Vì chân gà Đông Tảo khá to, khi ấp hay làm vỡ trứng nên anh Thành tìm hiểu, mua 2 máy ấp trứng với công suất từ 300 - 1.000 trứng/máy.

Anh Thành cho biết, trung bình mỗi tháng, một con gà mái đẻ được từ 10 - 12 trứng.

Khi đưa vào máy ấp, phải để ở nhiệt độ từ 37,5°C - 37,8°C.

Gà con sau khi nở được 21 ngày sẽ nhốt vào các chuồng nhỏ, thắp điện để sưởi ấm.

Gà sau 21 ngày tuổi được nhốt trong các chuồng riêng, phía dưới sàn được trải một lớp trấu dày khoảng 10 - 15cm (theo công nghệ đệm lót sinh học) để gà không bị lạnh chân và phòng bệnh tụ huyết trùng.

Sau 5 - 6 tháng, trung bình mỗi con gà nặng từ 3 - 4kg là có thể xuất bán.

Hai lứa đầu tiên, anh Thành xuất bán 100 con gà thịt với giá 200.000 đồng/kg cho một số nhà hàng và gần 500 con gà giống cho các hộ dân trên địa bàn tỉnh.

Trừ chi phí mua con giống, thức ăn, điện, nước, anh Thành thu lãi khoảng 50 triệu đồng; lợi nhuận gấp đôi so với trước đây anh nuôi gà ta.

“Hiện tại, trang trại của tôi đang nuôi 150 con gà Đông Tảo, trong đó có 100 con gà thịt, 50 gà mái đẻ.

Tôi dự tính, nếu lứa này cũng thành công như 2 lần trước, tôi sẽ mở rộng quy mô chuồng trại.

Với khách hàng trong huyện đặt mua, tôi giao hàng tận nơi.

Khách ở xa như TP.Bà Rịa, TP.Vũng Tàu chỉ cần điện thoại đặt hàng từ 2 con trở lên, tôi gửi xe bus lên trong ngày” - anh Thành cho biết.

Nghe nói nuôi gà Đông Tảo cho thu nhập cao, ông Nguyễn Công Thành (khu phố Phước Lộc, thị trấn Phước Bửu) cũng lặn lội ra tận Hưng Yên mua 100 con gà giống Đông Tảo với giá 200.000 đồng/con về nuôi.

Đến nay, sau 8 tháng, ông Thành xuất bán được 2 lứa hơn 400 con gà giống và 10 con gà bố mẹ.

Theo ông Thành, gà Đông Tảo được nuôi theo 2 loại, dùng để ăn thịt và bán giống.

Gà trống và gà mái thuần chủng bán lấy thịt có giá 350.000 đồng/kg, gà giống 120.000 đồng/con.

Ngoài ra, gà trống được mua làm quà biếu thường có giá 5 - 10 triệu đồng/con nặng 3 - 5kg, là giống thuần chủng, được nuôi từ 1 năm trở lên, có đôi chân to, chắc, xù xì, màu đỏ rực, thường gọi là “chân rồng”.

Những con gà có đôi chân càng đẹp, càng đặc biệt thì giá càng cao.

Ông Thành cho hay, gà Đông Tảo không biết tự kiếm ăn, lại vụng ấp trứng, dễ nhiễm bệnh nên nếu chăm sóc không kỹ thì chi phí nuôi khá tốn kém, không mang lại lợi nhuận.

Để đàn gà phát triển tốt, ông Thành điều chỉnh nhiệt độ chuồng trại bằng đèn sợi đốt ở mức khoảng 34°C, cho ăn cám dạng viên khi gà dưới 2 tháng tuổi.

Ngoài ra, trong quá trình ấp nở, con nào bị biến dị sẽ loại ngay.

Ông Thành cho biết: “Cách nuôi gà Đông Tảo đa phần giống nuôi gà thường, thức ăn chủ yếu là bắp, rau và thóc mộng.

Tuy nhiên, loài gà này có hệ tiêu hóa và hệ hô hấp yếu nên khi gà con được 1 ngày tuổi phải dùng các loại vắc xin phòng bệnh Marex, thương hàn, cầu trùng…

Để gà Đông Tảo phát triển khỏe mạnh, quan trọng là mỗi ngày phải cung cấp thức ăn đầy đủ và vệ sinh chuồng trại sạch sẽ để gà không bị mắc bệnh”.

Ông Dương Tấn Linh, Phó Chủ tịch Hội Nông dân (HND) huyện Xuyên Mộc cho hay, toàn huyện có hơn 20 hộ nuôi gà Đông Tảo, chủ yếu nuôi để làm cảnh.

Gà Đông Tảo là giống quý hiếm, nếu nuôi dưới dạng sản xuất gà thịt có khả năng cho thu nhập cao gấp đôi so với gà ta.

Tuy nhiên, do vốn đầu tư con giống cao cộng với nhu cầu tiêu thụ còn manh mún, nhỏ lẻ nên chưa có nhiều hộ nuôi bán gà giống và gà thịt. “

Để giúp người dân tháo gỡ những vướng mắc này, HND sẽ tiến hành khảo sát địa bàn, nhu cầu của người dân trong huyện, phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội và Quỹ hỗ trợ nông dân huyện cung cấp vốn cho các nhóm hộ có nhu cầu phát triển kinh tế bằng mô hình nuôi gà Đông Tảo thương phẩm.

Đồng thời, Hội sẽ hướng dẫn người dân tìm hiểu nhu cầu của các nhà hàng, khách sạn, khu du lịch ở TP. Vũng Tàu, thị trấn Long Hải… để mở rộng thị trường tiêu thụ” - ông Linh cho biết thêm.


Có thể bạn quan tâm

Một Số Lưu Ý Khi Lấy Nước Vào Ao Nuôi Tôm Một Số Lưu Ý Khi Lấy Nước Vào Ao Nuôi Tôm

Đối với những ao nuôi đã lấy nước và chưa thả giống, bà con cần diệt khuẩn 2 lần bằng 2 loại thuốc diệt khuẩn khác nhau. Sau đó thực hiện gây màu nước, khi nước ao đạt độ trong 30 - 40 cm là thích hợp. Bà con nên thả giống theo đúng lịch thời vụ khuyến cáo bắt đầu từ ngày 10 tháng 2 năm 2015 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

12/02/2015
Chủ Động Phòng, Chống Dịch Bệnh Trong Nuôi Trồng Thuỷ Sản Chủ Động Phòng, Chống Dịch Bệnh Trong Nuôi Trồng Thuỷ Sản

Dịch bệnh tiếp tục gây chết tu hài nuôi tại Vân Đồn trong các tháng 2, 3 kéo dài đến tháng 8, 9-2014. Nguyên nhân ban đầu được đánh giá là do ký sinh trùng Perkinsus, vi khuẩn Pseudomonas, Vibrio gây sưng vòi trong điều kiện độ pH, độ mặn cao. Hiện tượng cá rô phi, trắm cỏ, cá chép nuôi tại Uông Bí, Quảng Yên và Đông Triều chết rải rác trong năm 2014 cũng là do nhiễm khuẩn Pseudomonas.

12/02/2015
Cà Mau Phát Huy Tối Đa Thế Mạnh Trong Nuôi Trồng Thủy Sản Cà Mau Phát Huy Tối Đa Thế Mạnh Trong Nuôi Trồng Thủy Sản

Thu nhập bình quân đầu người tăng lên 33 triệu đồng, tăng 9,9 % so với năm 2013; tỷ lệ hộ nghèo đã giảm chỉ còn 4,9 %. Năm 2014, Cà Mau là tỉnh có kim ngạch xuất khẩu thủy sản lớn nhất cả nước, đạt 1,3 tỷ USD vượt kế hoạch đặt ra. Lĩnh vực nuôi trồng thủy sản đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội cũng như giải quyết việc làm cho địa phương.

12/02/2015
“Cao Thủ” Bắt Lịch Bằng Tay “Cao Thủ” Bắt Lịch Bằng Tay

Khi kênh Trà Sư mùa cạn nước, người dân trong xóm lại thấy anh Mạnh tay cầm chiếc can nhựa chạy xe gắn máy rảo khắp kênh, rạch để bắt lịch. Lớn lên tại vùng quê nghèo, cái nghề này đã gắn chặt với anh Mạnh từ nhỏ. Anh kể, ngày trước, cá và tôm ở kênh Tha La, Trà Sư nhiều vô kể.

12/02/2015
Sản Lượng Thủy Sản Trong Tháng 1 Giảm Sản Lượng Thủy Sản Trong Tháng 1 Giảm

Sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản tháng 1/2015 đạt 48.096 tấn, bằng 7,43% kế hoạch, giảm 0,7% so cùng kỳ, trong đó, sản lượng khai thác 38.224 tấn, đạt 8,27% kế hoạch và tăng 1,59% so cùng kỳ; sản lượng nuôi trồng 9.872 tấn, đạt 5,33% kế hoạch, giảm 8,6% so cùng kỳ.

12/02/2015