Giống Chuối Tiêu VN-1064

Nguồn gốc:
Viện KHKT Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc.
Giống VN-1064 tuyển chọn từ tập đoàn giống chuối lưu giữ tại Phú Hộ, Phú Thọ. Mẫu tuyển chọn được thu thập tại xã Bản Nguyên, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú thọ năm 1994. Giống được Bộ NN-PTNT công nhận giống chính thức tại Quyết định số 1147 QĐ/BNN-KHCN, ngày 19/4/2006.
Đặc điểm chính:
Chiều cao thân giả 220-250 cm, mầu vàng sáng ít mảng nâu đen. Chiều dài phiến lá 190-200 cm, chiều rộng phiến lá 80-85 cm, thế lá hơi đứng không uốn cong ở đầu lá, gân chính mầu trắng vàng sáng, mặt sau lá có phấn trắng.
Thời gian từ trồng đến thu hoạch: 285 ngày. Năng suất: 50-60tấn/ha (mật độ trồng 2.500cây/ha). Số nải/buồng: 9-12, số quả/buồng: 145-165, khối lượng buồng: 22-25 kg. Chiều dài quả: 19 cm, đường kính quả: 4 cm, tỷ lệ thịt quả: 70%, màu sắc vỏ quả lúc chín vàng tươi không bị rụng quả.
Điển hình:
Một số mô hình sản xuất tiêu biểu: Xã Bản Nguyên, huyện Lâm Thao, Phú Thọ; xã Cao Xá, Việt Trì, Phú Thọ; xã Hương Nộn, Tam Nông, Phú Thọ; huyện Lập Thạch, Vĩnh Phúc.v
Có thể bạn quan tâm

Việc tu sửa và gia cố các tuyến đường giao thông nói chung và giao thông nông thôn nói riêng là hết sức cần thiết. Một trong những cách gia cố đơn giản và hiệu quả đó là trồng cỏ Vetiver. Vì cỏ Vetiver hạn chế rất nhiều khả năng sạt lở, sói mòn đất trên các taluy giao thông. Đặc biệt, cỏ Vetiver đã tạo điều kiện thuận lợi cho một số cây bản địa phát triển, góp phần phục hồi nhanh chóng cảnh quang tự nhiên và nhanh chóng ổn định taluy đường giao thông. Trong khuôn khổ của bài viết này xin được giới thiệu v

Viện Cây lương thực và cây thực phẩm vừa chọn tạo thành công và đưa vào sản xuất đại trà giống khoai lang KB4. Đây là giống khoai lang được chọn tạo từ quần thể hạt lai giữa 2 giống Shiro-yutaka và Hi-starch của các nhà khoa học thuộc Trung tâm nghiên cứu quốc gia Nhật Bản thực hiện năm 1998.

Cty Advanta Việt Nam vừa phối hợp với Trạm KN- KN U Minh Thượng (Kiên Giang) tổ chức hội thảo đánh giá giống lúa lai F1 PAC 807 sản xuất trên nền đất lúa tôm (một vụ tôm, một vụ lúa). Qua thực tế sản suất cho thấy, giống lúa này có tính thích nghi tốt, cho năng suất cao hơn hẳn so với giống lúa mùa địa phương.

Hiện nay, bên cạnh các giống bí đỏ F1-125, F1-979, giống bí F1-868 đang được người dân Vĩnh Phúc đưa vào sản xuất đại trà. Với đặc trưng dễ trồng, dễ chăm bón, ít tốn công, hiệu quả kinh tế cao, giống bí F1-868 đang từng bước giúp người dân địa phương nâng cao đời sống.

Đây là các giống rau chất lượng cao được các nhà khoa học Viện Nghiên cứu Rau quả nghiên cứu, chọn tạo trong chương trình "Nghiên cứu chọn tạo giống cây trồng nông lâm nghiệp và giống vật nuôi giai đoạn 2001-2005" do Bộ NN-PTNT điều hành