Giống Cây Ăn Trái Thuận Lợi Đầu Ra

Giá nhiều loại giống cây ăn trái tại TP Cần Thơ như: cam quýt, bưởi, xoài, măng cụt, chôm chôm, dừa… hiện tăng bình quân từ 3.000-10.000 đồng/cây so với cùng kỳ năm trước.
Tại nhiều cơ sở và điểm kinh doanh cây giống ở TP Cần Thơ, giống cam sành, quýt đường và chôm chôm (loại 2-3 cơi lá) đang có giá 18.000-20.000 đồng/cây; bưởi da xanh, vú sữa lò rèn: 25.000 đồng/cây. Giá giống cây măng cụt (loại 3 cơi lá) và xoài cát Hòa Lộc, xoài Đài Loan khoảng 28.000- 30.000 đồng/cây.
Dừa xiêm lùn, xiêm ẻo giá từ 30.000-35.000 đồng/cây; dừa xiêm dây và xiêm lục 40.000- 50.000 đồng/cây; dừa dứa và dừa sáp 60.000- 65.000 đồng/cây… Giá giống cây tăng chủ yếu do chi phí sản xuất và vận chuyển tăng, nguồn cung một số loại cây giống giảm so với trước.
Trong khi đó, sức mua nhiều loại cây giống đang tăng mạnh do trời đã có mưa nhiều, trồng cây đỡ tốn công chăm sóc, tưới nước. Ngoài ra, giá cây giống tăng còn do các cơ sở phải mua thêm giống cây từ các tỉnh lân cận, nhiều nhất là tỉnh Bến Tre, nên đội thêm chi phí vận chuyển.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 12/6/2014, ông Nguyễn Văn Thân, Chủ nhiệm Hợp tác xã thanh long ruột đỏ Đức Mỹ, huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh, cho biết: Việc thương lái Trung Quốc thu mua bông thanh long rầm rộ ở nhiều nơi hiện nay là chiêu trò lừa gạt nhà vườn.

Tại lớp tập huấn, các hộ chăn nuôi động vật hoang dã thuộc 2 xã Minh Tân và Long Tân được nghe cán bộ Chi cục Thú y tỉnh Bình Dương hướng dẫn cho những hộ chăn nuôi những kiến thức về chăm sóc, vệ sinh và phòng bệnh, bên cạnh đó triển khai các văn bản quy phạm pháp luật về chăn nuôi động vật hoang dã.

Thời điểm này, các đồng khoai lang Bình Tân (Vĩnh Long) vào vụ thu hoạch. So với đầu vụ hồi tháng 3âl, khoai trúng mùa nhưng giá rớt thê thảm, chỉ còn hơn 200.000 đ/tạ. Người trồng khoai điêu đứng vì không có lời, thậm chí lỗ lã.

Chiều 12/6, UBND tỉnh Quảng Bình và Tổng Cty Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam tổ chức Hội nghị giới thiệu về hợp tác và phát triển tàu cá vỏ thép cho ngư dân.

Ông Nguyễn Văn Hòa, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt nêu lên nghịch lý của ngành điều VN từ nhiều năm nay: Mặc dù ngành công nghiệp chế biến điều VN đã tạo được đột phá, xếp hàng thứ hai thế giới sau Ấn Độ; xếp hàng đầu thế giới về XK nhân điều (từ năm 2006-2013); nhưng những năm gần đây, diện tích điều lại liên tục giảm sút, nhiều nơi nông dân chặt bỏ điều để trồng cây khác.