Giống Bò Lai Zebu Chiếm Tỷ Trọng Cao Trên Tổng Đàn Gia Súc

Việc thực hiện các chương trình cải tạo đàn bò, nạc hóa đàn lợn, gia cầm siêu trứng, siêu thịt ở các địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Trị trong những năm qua đã mang lại hiệu quả rõ rệt. Chất lượng đàn gia súc ngày một nâng cao.
Đặc biệt là giống bò lai Zebu đang có sự tăng trưởng mạnh. Hiện nay giống bò lai Zebu ước trên 21.500 con/52.000 con, chiếm 40% tổng đàn. Phong trào nuôi bò nhốt thâm canh kết hợp trồng cỏ đang phát triển rộng khắp, công tác thú y chăn nuôi được thực hiện ngày càng tốt hơn.
Điểm nổi bật về phát triển chăn nuôi thời gian qua là chuyển mạnh từ hình thức chăn nuôi quảng canh sang chăn nuôi thâm canh, hình thành nhiều mô hình chăn nuôi trang trại, gia trại theo hình thức tập trung, thâm canh, bán công nghiệp và công nghiệp có hiệu quả kinh tế cao, đảm bảo an toàn dịch bệnh và vệ sinh môi trường.
Có thể bạn quan tâm

Theo tổng hợp từ các địa phương, từ nay đến năm 2020, toàn tỉnh có khoảng 24.658 ha cà phê cần tái canh; trong đó, diện tích cà phê trên 30 năm là 568 ha, diện tích cà phê trên 25 năm là 1.969 ha, diện tích trên 20 năm là 5.568 ha và trên 15 năm là 16.553 ha.

Mùa đông tại huyện Mường Nhé thường rét giá, nhất là các xã vùng cao, nhiệt độ thường chênh lệch từ 2 – 30C so với các huyện khác. Đó là yếu tố bất lợi trong chăn nuôi, bởi gia súc có thể bị chết rét, chết đói vì thiếu nguồn thức ăn dự trữ. Mùa đông cũng là thời điểm tiềm ẩn nhiều dịch bệnh: thương hàn, tụ huyết trùng...

Đến thời điểm hiện tại, hầu hết các chợ trên địa bàn TP. Điện Biên Phủ đã hoạt động trở lại. Khác với nhiều năm trước, năm nay thời tiết trước và sau tết Nguyên đán khá thuận lợi, các loại rau xanh, củ, quả phát triển tốt, nguồn cung dồi dào nên được bày bán phong phú, giá cả nhìn chung vẫn ổn định.

Ban Quản lý vườn Quốc gia Tràm Chim huyện Tam Nông vừa thả con chim Già đãy trở vào vườn Quốc gia Tràm Chim, sau hơn một tháng chăm sóc, nuôi dưỡng.

Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu trong 2 tháng đầu năm 2015 gồm: cà phê (28.483 tấn/49,09 triệu USD, giảm 16,05% về lượng, giảm 29% về giá trị); mì lát (8.000 tấn/2 triệu USD, giảm 63,5% về lượng, giảm 63,51% về giá trị); mủ cao su (1.543 tấn/ 2,39 triệu USD, tăng 78,94% về lượng, tăng 14,68% về giá trị); gỗ tinh chế (1,05 triệu USD, tăng 13,61%); các mặt hàng khác (đạt 7,47 triệu USD, gấp 2,13 lần so với cùng kỳ năm 2014).