Trang chủ / Rau củ quả / Bầu bí

Giống Bầu Lai F1 - TN215

Giống Bầu Lai F1 - TN215
Ngày đăng: 31/07/2011

1. Đặc tính giống

Bầu TN 215 là giống lai F1, có khả năng sinh trưởng mạnh, kháng sâu bệnh khá tốt. Trái dài 35 – 50cm, suôn đẹp, màu xanh nhạt, đặc biệt đầu và đích trái bằng nhau. Thời gian thu hoạch có thể bắt đầu 55 – 60 ngày sau khi gieo.

2. Chuẩn bị đất trồng

Đất trồng phải cày bừa tơi xốp, sạch cỏ. Mùa nắng nên lên líp chìm (thấp), còn mùa mưa phải được lên líp cao và có rảnh thoát nước tốt.

3. Khoảng cách trồng Có thể 6m x 0,8 (hàng đôi cách hàng đôi 6m, cây cách cây trên hàng 0,8m). Mật độ tương ứng 420 cây/1000m2.

4. Ngâm ủ Trước khi ngâm phơi hạt dưới nắng nhẹ 3 – 4 giờ, hạt khô hút nước mạnh, nẩy mầm tốt. Sau đó ngâm trong nước sạch khoảng 4 – 5 giờ. Vớt hạt lên để ráo nước rồi dùng khăn sạch đã vắt ráo nước, gói hạt lại và cho vào bao nylon, cột kín miệng, tránh hạt bốc thoát hơi nước, ủ ở nhiệt độ 29 – 300C là thích hợp nhất.

5. Gieo hạt Gieo vào bầu: đất cho vào bầu thường theo tỉ lệ 1 phần phân chuồng : 1 phần tro trấu: 2 phần đất tơi xốp, trộn thêm phân vi sinh ra rễ Bảo Đắc. Bầu thường làm bằng lá chuối hoặc bao nylon (kích thước 7 x 9cm) có đục một số lỗ thoát nước. Khi cây được 1 -2 lá nhám (lá thật) thì có thể đem ra trồng ngay.

6. Làm giàn - Nên làm giàn cho bầu để đạt được trái thương phẩm đẹp và năng suất cao.

- Có thể sử dụng trụ đỡ bằng tre hoặc tầm vong, tràm. Mái giàn có thể sử dụng chà tre hay cây cứng chắc, đặc biệt ở giữa giàn phải có trụ đỡ chắc chắn vì bầu này cho năng suất rất cao nếu cây yếu có thể bị sập giàn.

7. Phân bón

Lượng phân bón có thể dùng từ 90-140 kg NPK (20-20-15) cho 1000m2.

    Phân chuồng  (m3)   NPK (kg) (20-20-15)
Bón lót (trước khi trồng 1 ngày) Thúc lần 1 (7 ngày sau khi gieo) Thúc lần 2 (15 ngày sau khi gieo) Thúc lần 3 (25 – 30 ngày SKG) Thúc lần 4 (40 ngày SKG) Thúc lần 5 (50 ngày SKG) Thúc lần 6 (60 ngày SKG) 3 0 0 0 0 0 0 0 10 – 20 20 – 30 20 – 30 20 – 30 20 – 30 10 – 20
      3   90 – 140

Kết hợp phun thêm dưỡng lá bằng phân vi sinh phun lá Bảo Đắc

8. Sâu bệnh

8.1. Sâu hại:

-Dế, sâu đất: Dùng thuốc Basudin hạt Padan, Regent hạt …

-Sâu vẽ bùa: Sử dụng Thianmectin 0.5ME, Nockthrin,…

-Bọ trĩ, bọ rùa: Sử dụng Confidor, Regent xanh.

-Sâu xanh, sâu ăn tạp: Sử dụng Thianmectin 0.5ME, Lannate, Dipel, …

-Rầy mềm, rầy bông: sử dụng Pesta 5SL, Supracide, Sevin…

-Rầy trắng: Thianmectin 0.5 ME (xịt vào chiều tối khi rầy ướt cánh), phun Mospha, Mospilan, Oncol …

8.2. Bệnh:

-Thối cổ rễ (chết cây con): dùng No Mildew 25WP, hoặc vi sinh Bảo Đắc tưới rễ.

-Đốm lá: Thane M 80WP, Bavisan 50WP.

-Rỉ sắt: Thane M 80WP, Forwanil, …

-Nứt thân chảy mủ: Thane M 80WP, Kasurane, Benlat C, Cuzate…

-Khảm: Phòng trị côn trùng chích hút: bọ rĩ, rầy mềm, rầy bông…

9. Thu hoạch

Thông thường 55 – 60 ngày có thể bắt đầu thu hoạch. Nếu chăm sóc tốt thời gian thu hoạch có thể kéo dài 25 – 30 ngày. Năng suất có thể đạt 3,5 – 4,5 tấn/1.000m2.

Chú ý: Đối với giống F1 không nên để giống lại cho vụ sau vì năng suất và chất lượng giảm, kháng bệnh kém, trái không đều.


Có thể bạn quan tâm

Tìm hiểu phương pháp trồng bí ngô đúng cách Tìm hiểu phương pháp trồng bí ngô đúng cách

Là loài cây sở hữu nhiều công dụng, có kỹ thuật trồng cây không khó và là món ăn ngon của nhiều người trên toàn thế giới, bí ngô được trồng rộng rãi ở khắp nơi.

27/12/2017
Kỹ thuật trồng bí ngô tí hon với thùng xốp cho quả sai lúc lỉu ăn mệt nghỉ Kỹ thuật trồng bí ngô tí hon với thùng xốp cho quả sai lúc lỉu ăn mệt nghỉ

Kỹ thuật trồng cây bí ngô tí hon tại nhà có thể áp dụng trên sân thượng, trong thùng xốp vô cùng đơn giản.

27/12/2017
Tìm hiểu cách trồng bí ngồi cho năng suất cao Tìm hiểu cách trồng bí ngồi cho năng suất cao

Cây bí ngồi có cái tên khá đặc biệt, cùng họ với loài bí thông thường và có kỹ thuật trồng cây cũng tương tự họ Bầu bí. Người dân có thể tự trồng loài thực vật

29/12/2017
Mê mẩn với giàn bầu Thiên Nga cực lạ mắt nhờ kỹ thuật trồng đơn giản Mê mẩn với giàn bầu Thiên Nga cực lạ mắt nhờ kỹ thuật trồng đơn giản

Kỹ thuật trồng bầu Thiên Nga tại nhà cũng không khác gì so với các loại bầu thông thường. Điểm thu hút người trồng ở loại quả này đó là hình thù lạ mắt

29/12/2017
Kỹ thuật trồng cây bầu hồ lô trong vườn nhà ra quả quanh năm Kỹ thuật trồng cây bầu hồ lô trong vườn nhà ra quả quanh năm

Kỹ thuật trồng cây bầu hồ lô có thể trồng được quanh năm nhưng vào mùa nắng cây ít sâu bệnh và ra nhiều quả hơn mùa mưa. Ngoài giá trị kinh tế

29/12/2017