Giới Thiệu Mô Hình Chăn Nuôi Heo Sinh Sản Hiệu Quả

Chăn nuôi heo là một trong những lĩnh vực quan trong trong sản xuất nông nghiệp ở Sóc Trăng. Những năm qua dịch bệnh tái phát đã làm cho hiệu quả kinh tế chăn nuôi heo không ổn định. Tuy vậy những hộ chăn nuôi trang trại với những giống heo chất lượng và biết áp dụng tốt tiến bộ kỹ thuật đã vượt qua những thời điểm khó khăn nhất.
Trong những năm qua, Trung tâm giống vật nuôi Sóc Trăng đã cung ứng được 454 con heo cái giống cấp ông bà bố mẹ. Cùng với đó là tập huấn kỹ thuật cho các hộ tham gia mô hình chăn nuôi heo nái trên địa bàn tỉnh.
Qua đó giúp bà con nâng cao kỹ thuật chọn giống, quản lý giống lai thương phẩm; kỹ thuật nuôi dưỡng, chế biến thức ăn, an toàn dịch bệnh cho chăn nuôi heo theo hướng trang trại.
Đối tượng tham gia là những hộ có tâm huyết với nghề, có vốn để đầu tư thực hiện, có chuồng trại đảm bảo và diện tích đất để mở rộng qui mô đàn cũng như xử lý môi trường, phải tuân thủ qui trình kỹ thuật của Trung tâm.
Trại heo nái sinh sản của ông Châu Minh Đức ở xã Thạnh Thới An, huyện Trần Đề, những năm qua thực hiện rất tốt khâu an toàn dịch bệnh như: Chuồng trại được thiết kế gồm các khu vực dành cho heo nái sinh sản; khu cho heo nái khô chửa: khu nuôi heo con mới tách sữa.
Khu nuôi heo thịt riêng biệt khoảng cách từ 25-30 mét mỗi dãy chuồng. Mỗi chuồng đều được trang bị máy bơm nước, vòi dẫn để dễ dàng vệ sinh hàng ngày. Đồng thời trang bị cả quạt gió và nhiệt kế theo dõi, khi nhiệt độ cao thì dùng quạt máy.
Chuồng cho heo con khá rộng rãi, một góc để lồng úm làm bằng khung sắt và che chắn bằng bao đựng cám đã sát trùng. Mỗi lồng úm đều được trang bị bóng đèn sưởi ấm và máng cho heo con ăn.
Khâu quản lý trại Ông Tư Đức ghi chi tiết từ phối giống, lí lịch đàn con sinh ra, số con, trọng lượng sơ sinh từng ổ; chuồng nuôi thường xuyên vệ sinh sạch sẽ hàng ngày, định kỳ hàng tuần trại đều phun sát trùng chuồng nuôi, quét vôi đường đi. Công tác phòng bệnh bằng tiêm vắc xin được coi trọng hàng đầu với phương châm là phòng và loại bỏ những heo mắc bệnh để tránh lây lan, còn đàn heo mới nhập về trại đều được cách ly và tiêm phòng theo quy trình nghiêm ngặt của trại.
Hiện có hơn 20 hộ tham gia mô hình chăn nuôi heo nái sinh sản tập trung tại các huyện Mỹ Xuyên, Thạnh Trị, Ngã Năm, Trần Đề, Châu Thành và Thành phố Sóc Trăng. Ngoài việc hỗ trợ con giống, Trung tâm còn hỗ trợ vật tư, thiết bị, kỹ thuật chăn nuôi.
Trong quá trình thực hiện, cán bộ kỹ thuật của trung tâm sẽ theo dõi kiểm tra định kỳ, thường xuyên nhắc nhở, hướng dẫn bà con nghiêm túc thực hiện theo quy trình kỹ thuật của Trung tâm đề ra.
Ông Trần Văn Đốm, Phó Trưởng phòng kỹ thuật Trung tâm Giống vật nuôi Sóc Trăng cho biết thêm: Chọn mua con giống ở cơ sở chăn nuôi có uy tín, Chọn con giống đúng mục đích sử dụng, Chuồng trại: thoáng mát, sạch sẽ, Phòng bệnh: an toàn dịch bệnh, công tác tiêm phòng theo khuyến cáo của ngành thú y.
Để chăn nuôi heo mang lại hiệu quả cao bền vững, trước hết người chăn nuôi cần làm tốt khâu chọn giống và thực hiện tốt quy trình chăn nuôi an toàn sinh học.
Có thể bạn quan tâm

Chúng tôi có mặt tại vườn mướp hương của gia đình anh Trần Đình Đạo (thị trấn Phú Mỹ, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) chứng kiến những trái mướp dài treo tua tủa trên giàn đang chuẩn bị thu hoạch.

Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm tăng giá trị thu nhập trên diện tích canh tác, tháng 8-2013, xã Quang Hiến (Lang Chánh - Thanh Hóa) đã phối hợp với Công ty TNHH VietGap ở huyện Yên Định xây dựng mô hình trồng ớt xuất khẩu tại thôn Bàn trên diện tích 5 ha, với 38 hộ dân tham gia.

Đến hẹn lại lên, những tháng cuối năm cũng là thời điểm nhiều địa chỉ “chế tác hàng độc” phục vụ tết ở ĐBSCL khởi động. Theo giới “chế tác hàng độc”, năm nay sẽ khan hiếm sản phẩm “độc” do mất mùa nhưng có nhiều mẫu mã mới được trình làng.

Những con đường bê tông phẳng lì, những ngôi nhà ngày một khang trang, các cánh đồng sản xuất nông nghiệp trù phú... Đó là những đổi thay có thể nhìn thấy được ngay ở xã điểm nông thôn mới Tân Thịnh, huyện Lạng Giang. Còn nhớ, cách đây 3 năm (năm 2009), khi được Ban Bí thư Trung ương chọn làm xã điểm đại diện cho vùng trung du miền núi phía Bắc để xây dựng nông thôn mới (NTM), Tân Thịnh còn ngổn ngang công việc, chưa tiêu chí nào đạt được.

Để phát triển kinh tế, làm giàu cho gia đình và xã hội, đã có không ít nông dân mạnh dạn, năng động, dám nghĩ, dám làm, tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mở rộng quy mô sản xuất, thoát khỏi sự gò bó, hạn hẹp của kinh tế hộ nhỏ lẻ, hình thành mô hình sản xuất theo hướng trang trại, vận hành theo cơ chế thị trường. Kinh tế trang trại thực chất là doanh nghiệp tư nhân sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp. Có thể nói, kinh tế trang trại ở tỉnh ta hiện phát triển khá mạnh, tăng nhanh về số lượng, với đa dạng các loại hình tổ chức sản xuất trên các lĩnh vực của sản xuất nông nghiệp, như trang trại trồng trọt, chăn nuôi, trang trại thuỷ sản, lâm nghiệp, trang trại theo mô hình VAC.