Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Gieo giống rau

Gieo giống rau
Ngày đăng: 06/10/2015

Gieo trực tiếp

- Đất được cày bừa kỹ, nhặt sạch cỏ dại. Xử lý đất bằng Etocap 10G (2 kg/sào) hoặc Chitosan Supe (pha 300 ml /300 lít nước tưới /sào) trước khi phay đất để hạn chế tuyến trùng. Lên luống rộng 80 - 100 cm , cao 25 -30 cm.

1 m2 vườn ươm bón lót 1,5 kg phân chuồng mục, 50 gram supe lân, 10 gram kali. Rải phân trên luống, đảo đều đất và phân san phẳng mặt luống, vét đất bột phủ lên trên mặt luống dày 1,5 - 2 cm.

Chuẩn bị hỗn hợp đất

Đất phù sa hoặc đất màu phơi khô đập nhỏ trộn với trấu hun theo tỷ lệ 4 phần đất, 3 phần trấu hun, 3 phần phân chuồng đã ủ mục với lân (phân chuồng ủ với lân tỷ lệ 1 tấn phân chuồng trộn với 10 - 20 kg supe lân).

Khi đảo hỗn hợp rắc thêm vôi bột với tỷ lệ khoảng 25 - 30 kg cho 1 m3 hỗn hợp ủ kín 15 - 20 ngày. Hoặc sau vụ gieo cây thu gom lại hỗn hợp bổ sung thêm phân chuồng với lân và vôi bột rồi ủ 30 - 40 ngày.

Hỗn hợp sau khi ủ sử dụng cho vào bầu, khay hoặc rải trên mặt luống một lớp dày 2 cm để gieo hạt giống.

Hạt giống su hào, bắp cải gieo 1,5 - 2 gram hạt/1 m2 .Trước khi gieo ngâm hạt giống trong nước ấm 50 độ C trong 20 phút.

Vẩy khô nước, trộn hạt với vôi bột hoặc phấn trắng để nhìn rõ hạt khi gieo.

Gieo hạt thành hàng, khoảng cách các hàng 5 cm và cây cách cây 5 cm. Đặt hạt xong dùng rơm rạ chặt ngắn 5 - 10 cm rắc mỏng lên trên rồi tưới.

Trong 2 - 3 ngày sau gieo tưới 1 - 2 lần/ngày, khi cây nảy mầm lên mặt đất ngừng tưới vài ngày, sau đó cứ 2 ngày tưới 1 lần. Vườn ươm nên làm mái che PE.

Khi cây mọc có 1 lá thật phun phòng bệnh lở cổ rễ bằng thuốc Validacin, Ramprt hoặc TopsinM...

Đối với su hào, cải bắp trồng vụ sớm: Khi cây có 2 lá thật (sau gieo khoảng 12 - 15 ngày), nhổ cây ươm trong bầu (hỗn hợp làm bầu tưới ẩm rồi nắm thành từng nắm nhỏ đường kính 3 - 4 cm, đặt cây vào giữa rồi nắm nhẹ lại) xếp các bầu liền nhau rồi che lại và phun trừ nấm bệnh, giữ ẩm cho bầu với thời gian khoảng 7 - 10 ngày, các rễ ăn ra ngoài bầu thì đem trồng.


Có thể bạn quan tâm

Nuôi Vịt An Toàn Sinh Học Nuôi Vịt An Toàn Sinh Học

Năm 2013, từ nguồn kinh phí hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Trung tâm KN-KN Bắc Ninh đã triển khai mô hình phát triển chăn nuôi vịt đẻ hướng thịt ATSH.

05/08/2013
Hàng Chục Ngàn Tấn Sò Lông Đến Kỳ Thu Hoạch Nhưng Chưa Được Khai Thác Ở Kiên Giang Hàng Chục Ngàn Tấn Sò Lông Đến Kỳ Thu Hoạch Nhưng Chưa Được Khai Thác Ở Kiên Giang

Hiện nay, tại huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang, khoảng 15.000 tấn sò lông đến kỳ thu hoạch nhưng chưa được khai thác, còn nằm dưới bãi nuôi vì không có thương lái mua, khiến nhiều hộ dân nuôi sò gặp khó khăn trong việc tìm đầu ra cho loài thủy sản hai mảnh vỏ này.

23/04/2013
Gà Ta Gò Công Được Bao Tiêu Với Giá Cao Gà Ta Gò Công Được Bao Tiêu Với Giá Cao

Hợp tác xã (HTX) Chăn nuôi – Thủy sản Gò Công (Thị xã Gò Công, Tiền Giang) đã được Công ty TNHH San Hà (Tp. Hồ Chí Minh) ký hợp đồng bao tiêu toàn bộ sản phẩm gà ta “Gò Công” chăn nuôi theo quy trình an toàn với giá 60.000 đồng/kg đối với gà trống và 75.000 đồng/kg đối với gà mái. Với mức giá trên, hộ xã viên nuôi 1.000 con gà ta Gò Công sẽ thu lãi 30 triệu đồng sau chu kỳ 3 tháng nuôi.

05/08/2013
Hiệu Quả Từ Chuyển Dịch Cơ Cấu Cây Trồng Ở Chư Pah (Gia Lai) Hiệu Quả Từ Chuyển Dịch Cơ Cấu Cây Trồng Ở Chư Pah (Gia Lai)

Tác động của thời tiết nắng nóng kéo dài đã làm gần 190 ha cây trồng vụ Đông Xuân 2012-2013 trên địa bàn huyện Chư Pah (Gia Lai) bị hạn; trong đó 30 ha bị mất trắng, số còn lại đang dần phục hồi. Theo Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chư Pah - ông Phạm Minh Châu, diện tích cây trồng bị hạn vụ sản xuất năm nay giảm nhiều so với năm 2010 trở về trước.

23/04/2013
Triển Vọng Nghề Nuôi Dế Ở Thái Bảo Triển Vọng Nghề Nuôi Dế Ở Thái Bảo

Khi áp lực về việc làm tăng cao, cùng với các loại dịch bệnh trên gia súc, gia cầm phát sinh khó kiểm soát, các hộ dân của xã Thái Bảo, huyện Gia Bình đã đưa con dế vào nuôi thử nghiệm, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao, mở ra cơ hội mới trong phát triển kinh tế của nông dân.

18/06/2013