Gieo giống rau

Gieo trực tiếp
- Đất được cày bừa kỹ, nhặt sạch cỏ dại. Xử lý đất bằng Etocap 10G (2 kg/sào) hoặc Chitosan Supe (pha 300 ml /300 lít nước tưới /sào) trước khi phay đất để hạn chế tuyến trùng. Lên luống rộng 80 - 100 cm , cao 25 -30 cm.
1 m2 vườn ươm bón lót 1,5 kg phân chuồng mục, 50 gram supe lân, 10 gram kali. Rải phân trên luống, đảo đều đất và phân san phẳng mặt luống, vét đất bột phủ lên trên mặt luống dày 1,5 - 2 cm.
Chuẩn bị hỗn hợp đất
Đất phù sa hoặc đất màu phơi khô đập nhỏ trộn với trấu hun theo tỷ lệ 4 phần đất, 3 phần trấu hun, 3 phần phân chuồng đã ủ mục với lân (phân chuồng ủ với lân tỷ lệ 1 tấn phân chuồng trộn với 10 - 20 kg supe lân).
Khi đảo hỗn hợp rắc thêm vôi bột với tỷ lệ khoảng 25 - 30 kg cho 1 m3 hỗn hợp ủ kín 15 - 20 ngày. Hoặc sau vụ gieo cây thu gom lại hỗn hợp bổ sung thêm phân chuồng với lân và vôi bột rồi ủ 30 - 40 ngày.
Hỗn hợp sau khi ủ sử dụng cho vào bầu, khay hoặc rải trên mặt luống một lớp dày 2 cm để gieo hạt giống.
Hạt giống su hào, bắp cải gieo 1,5 - 2 gram hạt/1 m2 .Trước khi gieo ngâm hạt giống trong nước ấm 50 độ C trong 20 phút.
Vẩy khô nước, trộn hạt với vôi bột hoặc phấn trắng để nhìn rõ hạt khi gieo.
Gieo hạt thành hàng, khoảng cách các hàng 5 cm và cây cách cây 5 cm. Đặt hạt xong dùng rơm rạ chặt ngắn 5 - 10 cm rắc mỏng lên trên rồi tưới.
Trong 2 - 3 ngày sau gieo tưới 1 - 2 lần/ngày, khi cây nảy mầm lên mặt đất ngừng tưới vài ngày, sau đó cứ 2 ngày tưới 1 lần. Vườn ươm nên làm mái che PE.
Khi cây mọc có 1 lá thật phun phòng bệnh lở cổ rễ bằng thuốc Validacin, Ramprt hoặc TopsinM...
Đối với su hào, cải bắp trồng vụ sớm: Khi cây có 2 lá thật (sau gieo khoảng 12 - 15 ngày), nhổ cây ươm trong bầu (hỗn hợp làm bầu tưới ẩm rồi nắm thành từng nắm nhỏ đường kính 3 - 4 cm, đặt cây vào giữa rồi nắm nhẹ lại) xếp các bầu liền nhau rồi che lại và phun trừ nấm bệnh, giữ ẩm cho bầu với thời gian khoảng 7 - 10 ngày, các rễ ăn ra ngoài bầu thì đem trồng.
Có thể bạn quan tâm

Đến thời điểm hiện tại, ngành cá tra Việt Nam vẫn tiếp tục là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước khi duy trì được mức tăng ổn định. Tuy nhiên, do có quá nhiều đầu mối xuất khẩu, trong bối cảnh khủng hoảng thừa, hàng hóa tồn kho, sản xuất cầm chừng, các doanh nghiệp đã phá giá, cạnh tranh không lành mạnh, dẫn đến nông dân gánh chịu mọi thiệt thòi.

Người nuôi muốn tăng trọng cho bò chỉ cần cắt rau về nấu cháo trộn ít cám gạo, đồng thời cho bò uống ít nước muối pha loãng để giúp bò tiêu hóa nhanh. Hàng ngàn hộ gia đình ở các miền quê Phú Yên đang áp dụng phương pháp này để vỗ béo cho bò.

Hơn tháng qua, giá heo hơi trên thị trường Phú Yên liên tục tăng, nhiều hộ chăn nuôi gầy lại đàn giống để ổn định đàn heo thịt chuẩn bị cho vụ heo tết sắp tới.

Cá tra là đối tượng được nuôi phổ biến ở các tỉnh trong vùng ĐBSCL, đặc biệt là các tỉnh ven sông Tiền và sông Hậu đã có sự phát triển vượt bậc trong nhiều năm qua, đóng góp lớn trong tỷ trọng xuất khẩu của ngành thủy sản Việt Nam.

Trong 5 năm qua (2008 - 2013), sản lượng thủy sản nuôi trồng của toàn thành phố Hải Phòng đạt bình quân 49.789 tấn, tăng bình quân 4,53%/năm. Sản xuất giống thủy sản của thành phố phát triển mạnh, cung ứng cho nhiều tỉnh, thành phố trong khu vực. Hằng năm, Hải Phòng sản xuất hơn 1 tỷ con giống thủy sản, trong đó, có nhiều giống thủy sản có giá trị, chất lượng cao như cua biển, tôm rảo, tôm càng xanh, cá chim trắng, cá rô phi đơn tính, cá Giò, cá Song.