Giàu lên nhờ đòn bẩy lãi suất

Hiệu quả từ nguồn vốn này không chỉ giúp các hộ dân thoát nghèo, mà còn góp phần đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới.
Hàng ngàn hộ đổi đời
Từ một vườn trầu thu nhập rất bấp bênh, năm 2013 gia đình bà Lê Thị Mỹ Phước (xã Bà Điểm, Hóc Môn, TP.HCM) nhận được sự hỗ trợ vay vốn hỗ trợ lãi suất khoảng 300 triệu đồng từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) theo Quyết định 13 của TP.HCM. Với số tiền này, gia đình bà Phước đã đầu tư trồng lan. Đến nay, mô hình này đã mang lại cho gia đình bà thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Dẫn chúng tôi tham quan vườn trồng lan rộng hơn 1.500m2 ( ở 23/7 ấp Trung Lân, xã Bà Điểm, Hóc Môn) bà cho biết, nguồn vốn đầu tư ban đầu để xây dựng trang trại là rất lớn, khoảng 500 triệu đồng, nếu không có nguồn vốn kể trên thì khó có thể có được cơ ngơi như vậy.
“Cũng nhờ vào đồng vốn hỗ trợ lãi suất, cùng với sự giúp đỡ của các cán bộ tín dụng Agribank và cán bộ hội ND huyện để làm đề án vay vốn dễ dàng mà giờ đây gia đình tôi đã có thu nhập ổn định vào thuộc loại khá tại địa phương”- bà Phước nói.
Những năm trước gia đình ông Nguyễn Văn Vàng là một trong những hộ nghèo của xã Phú Hòa Đông (huyện Củ Chi). Năm 1996, từ nguồn tiền vay Agribank, ông mua 1 con bò sữa để nuôi và đã thử nghiệm thành công. Đến tháng 9.2013, được sự hỗ trợ làm đề án từ các cán bộ tín dụng của Agribank để vay vốn hỗ trợ lãi suất 1,4 tỷ đồng để đầu tư thêm 20 con bò và sửa chữa thêm chuồng trại. Từ cơ sở ban đầu đó đến nay số bò của gia đình lên tới 45 con và đã trả nợ được ngân hàng trên 500 triệu đồng.
Được biết, hiện hộ gia đình ông Vàng còn là điểm thu mua sữa cho Hãng sữa Cô gái Hà Lan với quy mô thu mua hàng ngày từ 6 -9 tấn sữa (mua cho 105 hộ chăn nuôi trên địa bàn).
Trường hợp hộ gia đình bà Phước, ông Vàng chỉ là một trong số hàng chục nghìn hộ ND trên địa bàn huyện Hóc Môn, huyện Củ Chi... của TP.HCM đã tiếp cận được nguồn vốn ưu đãi lãi suất và phát triển kinh tế gia đình thành công.
Vốn vay Agribank chiếm tỷ trọng áp đảo
" Nhờ nguồn vốn vay hỗ trợ lãi suất từ Agribank, cùng với những hỗ trợ về kỹ thuật từ Hội ND, người dân trên địa bàn huyện đã mạnh dạn đầu tư phát triển vườn lan, trồng rau sạch, chăn nuôi bò sữa… tạo được ngành nghề ổn định, nâng cao thu nhập cho bà con”. |
Thực tế, theo Quyết định 13/2013/QĐ-UBND về hỗ trợ lãi suất của UBND TP.HCM, có 4 ngân hàng thực hiện cho vay gồm Agribank, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam và Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.
Tuy nhiên, đa số ND đều tiếp cận nguồn vốn này từ Agribank, vì Agribank cho mọi đối tượng ND vay, dù gói vay chỉ nhỏ lẻ 5 đến 10 triệu đồng. Theo thống kê của UBND huyện Củ Chi, trong tổng số tiền hơn 1.135 tỷ đồng được phê duyệt cho ND vay theo Quyết định 13 thì Agribank đã chiếm tới 958 tỷ (84,38%); tổng số tiền được giải ngân xấp xỉ 1.050 tỷ đồng thì Agribank chiếm hơn 911 tỷ đồng (86,78%).
Ông Lê Văn Nam - Phó Giám đốc Agribank chi nhánh Hóc Môn, cho biết: “Nhiều ngân hàng khác thì có “chọn lọc” đối tượng khách hàng nhưng Agribank thì không thế, chúng tôi sẵn sàng cho người ND vay số tiền từ vài triệu đồng đến hàng tỷ đồng. Với những khoản vay lớn, cán bộ tín dụng của ngân hàng sẵn sàng hỗ trợ khách hàng làm dự án”. Theo ông Nam, toàn chi nhánh có hơn 35.700 khách hàng thì có đến 35.000 khách hàng là cá nhân, hộ gia đình. Số dư nợ nông nghiệp nông thôn cũng đạt 1.448 tỷ đồng, tỷ lệ vay nông nghiệp – nông thôn đạt 70%.
Có thể bạn quan tâm

Mục tiêu của Dự án Cạnh tranh chăn nuôi và An toàn thực phẩm Lâm Đồng (Dự án LIFSAP Lâm Đồng) thuộc Sở NN-PTNT là “Nâng cao hiệu quả của những người chăn nuôi theo quy mô hộ gia đình; giảm thiểu tác động môi trường của hoạt động chăn nuôi, chế biến, tiêu thụ gia súc - gia cầm và tăng cường vệ sinh an toàn thực phẩm trong chuỗi cung ứng sản phẩm chăn nuôi…”.

Chỉ còn hơn 2 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán. Thời điểm này, nông dân phường Túc Duyên (T.P Thái Nguyên) đang tất bật xuống giống để chuẩn bị cho vụ hoa Tết 2015. Nhiều năm trở lại đây, trồng hoa Tết đã mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân.

Thấy được lợi thế và những khó khăn của người nông dân, từ năm 2012, UBND huyện Định Hóa đã quyết định hỗ trợ 70% lãi suất khi nông dân vay vốn để phát triển chăn nuôi theo mô hình trang trại, gia trại. Đây là chính sách không mới nhưng thiết thực và thực hiệu quả với nhiều hộ nông dân ở miền núi...

Vụ đông 2014-2015, xã Hoằng Phong (Hoằng Hóa) gieo trồng 80 ha cây trồng vụ đông, trong đó ngoài trồng các loại cây truyền thống, như: ngô, khoai tây, ớt xuất khẩu, thuốc lào, rau các loại, xã còn liên kết với Công ty Giống cây trồng Trung ương (công ty cung ứng giống và bao tiêu sản phẩm) trồng thử nghiệm 6 ha khoai lang ruột vàng có chất lượng cao.

Trong chăn nuôi nói chung và nuôi bò sữa nói riêng việc áp dụng tốt các giải pháp về thú y có ý nghĩa quan trọng, vì quản lý tốt dịch bệnh trong chăn nuôi sẽ giúp tăng đàn, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, phát triển chăn nuôi bền vững. Sóc Trăng hiện đang tập trung thực hiện dự án phát triển đàn bò sữa giai đoạn 2013-2020.