Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Giàu lên nhờ đòn bẩy lãi suất

Giàu lên nhờ đòn bẩy lãi suất
Ngày đăng: 21/08/2015

Hiệu quả từ nguồn vốn này không chỉ giúp các hộ dân thoát nghèo, mà còn góp phần đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới.

Hàng ngàn hộ đổi đời 

Từ một vườn trầu thu nhập rất bấp bênh, năm 2013 gia đình bà Lê Thị Mỹ Phước (xã Bà Điểm, Hóc Môn, TP.HCM) nhận được sự hỗ trợ vay vốn hỗ trợ lãi suất khoảng 300 triệu đồng từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) theo Quyết định 13 của TP.HCM. Với số tiền này, gia đình bà Phước đã đầu tư trồng lan. Đến nay, mô hình này đã mang lại cho gia đình bà thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Dẫn chúng tôi tham quan vườn trồng lan rộng hơn 1.500m2 ( ở 23/7 ấp Trung Lân, xã Bà Điểm, Hóc Môn) bà cho biết, nguồn vốn đầu tư ban đầu để xây dựng trang trại là rất lớn, khoảng 500 triệu đồng, nếu không có nguồn vốn kể trên thì khó có thể có được cơ ngơi như vậy.

“Cũng nhờ vào đồng vốn hỗ trợ lãi suất, cùng với sự giúp đỡ của các cán bộ tín dụng Agribank và cán bộ hội ND huyện để làm đề án vay vốn dễ dàng mà giờ đây gia đình tôi đã có thu nhập ổn định vào thuộc loại khá tại địa phương”- bà Phước nói.

Những năm trước gia đình ông Nguyễn Văn Vàng là một trong những hộ nghèo của xã Phú Hòa Đông (huyện Củ Chi). Năm 1996, từ nguồn tiền vay Agribank, ông mua 1 con bò sữa để nuôi và đã thử nghiệm thành công. Đến tháng 9.2013, được sự hỗ trợ làm đề án từ các cán bộ tín dụng của Agribank để vay vốn hỗ trợ lãi suất 1,4 tỷ đồng để đầu tư thêm 20 con bò và sửa chữa thêm chuồng trại. Từ cơ sở ban đầu đó đến nay số bò của gia đình lên tới 45 con và đã trả nợ được ngân hàng trên 500 triệu đồng.

Được biết, hiện hộ gia đình ông Vàng còn là điểm thu mua sữa cho Hãng sữa Cô gái Hà Lan với quy mô thu mua hàng ngày từ 6 -9 tấn sữa (mua cho 105 hộ chăn nuôi trên địa bàn).

Trường hợp hộ gia đình bà Phước, ông Vàng chỉ là một trong số hàng chục nghìn hộ ND trên địa bàn huyện Hóc Môn, huyện Củ Chi... của TP.HCM đã tiếp cận được nguồn vốn ưu đãi lãi suất và phát triển kinh tế gia đình thành công.

Vốn vay Agribank chiếm tỷ trọng áp đảo

"  Nhờ nguồn vốn vay hỗ trợ lãi suất từ Agribank, cùng với những hỗ trợ về kỹ thuật từ Hội ND, người dân trên địa bàn huyện đã mạnh dạn đầu tư phát triển vườn lan, trồng rau sạch, chăn nuôi bò sữa… tạo được ngành nghề ổn định, nâng cao thu nhập cho bà con”.
Ông Nguyễn Sỹ Phước -  Chủ tịch Hội ND huyện Hóc Môn. 

Thực tế, theo Quyết định 13/2013/QĐ-UBND về hỗ trợ lãi suất của UBND TP.HCM, có 4 ngân hàng thực hiện cho vay gồm Agribank, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam và Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.

Tuy nhiên, đa số ND đều tiếp cận nguồn vốn này từ Agribank, vì Agribank cho mọi đối tượng ND vay, dù gói vay chỉ nhỏ lẻ 5 đến 10 triệu đồng. Theo thống kê của UBND huyện Củ Chi, trong tổng số tiền hơn 1.135 tỷ đồng được phê duyệt cho ND vay theo Quyết định 13 thì Agribank đã chiếm tới 958 tỷ (84,38%); tổng số tiền được giải ngân xấp xỉ 1.050 tỷ đồng thì Agribank chiếm hơn 911 tỷ đồng (86,78%).

Ông Lê Văn Nam - Phó Giám đốc Agribank chi nhánh Hóc Môn, cho biết: “Nhiều ngân hàng khác thì có “chọn lọc” đối tượng khách hàng nhưng Agribank thì không thế, chúng tôi sẵn sàng cho người ND vay số tiền từ vài triệu đồng đến hàng tỷ đồng. Với những khoản vay lớn, cán bộ tín dụng của ngân hàng sẵn sàng hỗ trợ khách hàng làm dự án”. Theo ông Nam, toàn chi nhánh có hơn 35.700 khách hàng thì có đến 35.000 khách hàng là cá nhân, hộ gia đình. Số dư nợ nông nghiệp nông thôn cũng đạt 1.448 tỷ đồng, tỷ lệ vay nông nghiệp – nông thôn đạt 70%.  


Có thể bạn quan tâm

Cá Vụ Ba Bước Chuyển Mô Hình Sản Xuất Hiệu Quả Ở Nghệ An Cá Vụ Ba Bước Chuyển Mô Hình Sản Xuất Hiệu Quả Ở Nghệ An

Trước tình trạng một số diện tích ruộng sản xuất kém hiệu quả hoặc không sản xuất trong vụ hè thu ở vùng thấp trũng, gần đây, người dân các huyện Thanh Chương, Hưng Nguyên, Nam Ðàn, Diễn Châu, Yên Thành, Ðô Lương (Nghệ An) đã chuyển đổi sang nuôi cá vụ ba. Với hình thức chuyển đổi này, bước đầu đem lại hiệu quả tốt.

16/10/2014
Cà Mau Khai Thác Sứa Biển Cà Mau Khai Thác Sứa Biển

Thiếu tá Lê Duy Nhất, Phó Trưởng Trạm Kiểm soát biên phòng Đá Bạc, Đồn Biên phòng Sông Đốc, cho biết, nhiều năm nay ngư dân vùng biển này khai thác được sứa chỉ lựa đổ đi chứ không biết lấy làm gì. Từ năm 2011 đến nay, có cơ sở thu mua, sơ chế sứa của anh Bùi Văn Kỳ (anh Kỳ từ Nha Trang vào) giúp nhiều ngư dân có thêm nguồn thu nhập từ sứa.

16/10/2014
Chính Sách Hỗ Trợ Của Chính Phủ Giúp Ngư Dân Yên Tâm Bám Biển Chính Sách Hỗ Trợ Của Chính Phủ Giúp Ngư Dân Yên Tâm Bám Biển

Phú Yên hiện có khoảng 640 tàu cá đang khai thác ở các vùng biển xa, trong đó chủ yếu hành nghề câu cá ngừ đại dương. Mặc dù gặp nhiều khó khăn do chi phí sản xuất tăng cao, tình hình biển Đông diễn biến phức tạp, nhưng nhờ chính sách hỗ trợ của Chính phủ nên ngư dân vẫn yên tâm vươn khơi bám biển.

16/10/2014
Triển Vọng Từ Nuôi Cá Nước Ngọt Triển Vọng Từ Nuôi Cá Nước Ngọt

Những năm gần đây, cùng với việc tận dụng đất đai trồng màu phát triển kinh tế thì phong trào nuôi cá nước ngọt cũng góp phần tích cực trong công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện Ngọc Hiển (Cà Mau). Cách làm này được Nhân dân xã Tân Ân thực hiện phổ biến trong những năm qua.

16/10/2014
Hoài Nhơn (Bình Định) Nuôi Cá Đối Mục Trong Ao Nuôi Tôm Suy Thoái Cho Kết Quả Tốt Hoài Nhơn (Bình Định) Nuôi Cá Đối Mục Trong Ao Nuôi Tôm Suy Thoái Cho Kết Quả Tốt

Sáng 14.10, Trạm Khuyến nông huyện Hoài Nhơn (Bình Định) tổ chức hội thảo mô hình nuôi cá đối mục trong ao nuôi tôm suy thoái tại thị trấn Tam Quan. Mô hình triển khai từ tháng 3.2014, có 3 hộ dân tham gia thực hiện trên diện tích 12.000m2, thả nuôi 12.000 con giống nhập từ Trung tâm giống thủy sản Thừa Thiên - Huế.

16/10/2014