Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Giao Thịnh (Nam Định) Mở Rộng Diện Tích Nuôi Thuỷ, Hải Sản

Giao Thịnh (Nam Định) Mở Rộng Diện Tích Nuôi Thuỷ, Hải Sản
Ngày đăng: 19/08/2014

Những năm trước đây, thu nhập của người dân xã Giao Thịnh (Giao Thủy - Nam Định) chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp, ngoài trồng lúa, xã còn một số diện tích trồng cói, trồng màu. Vì vậy, đời sống người dân ở đây còn gặp nhiều khó khăn do thu nhập thấp.

Thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi nhằm nâng cao thu nhập cho nông dân, Đảng ủy, UBND xã Giao Thịnh đã tập trung chỉ đạo đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá gắn với tiêu thụ sản phẩm, trong đó đã xây dựng kế hoạch chuyển đổi diện tích trồng lúa năng suất thấp khu vực ven sông Sò sang nuôi thủy sản với các con nuôi chủ lực là tôm, cá truyền thống.

Được sự hỗ trợ của Sở NN và PTNT, Đảng ủy, UBND xã đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chủ trương phát triển nghề nuôi thuỷ sản của tỉnh đến cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân.

Đồng thời xây dựng Đề án quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp, trong đó đã hình thành 4 vùng sản xuất chuyên canh, gồm: vùng trồng cây vụ đông, vùng trồng lúa đặc sản có giá trị kinh tế cao, vùng trồng lúa có năng suất cao, vùng chuyển đổi nuôi trồng thủy sản và chăn nuôi. Tổng diện tích đất nông nghiệp của xã là 719,97ha, trong đó diện tích trồng lúa 525,98ha, diện tích nuôi trồng thủy sản 95ha, còn lại là diện tích đất trồng màu.

Để khuyến khích các hộ nông dân đầu tư phát triển nuôi thuỷ sản, xã đầu tư xây dựng hệ thống đường giao thông, thủy lợi nội đồng cho từng vùng canh tác với thiết kế mặt đường rộng 3-3,5m, bảo đảm thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hoá của các trang trại.

Được xã tạo điều kiện, nhiều hộ dân đã mạnh dạn đầu tư phương tiện, máy móc kỹ thuật, tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi ở vùng quy hoạch đem lại hiệu quả kinh tế cao... Trong giai đoạn 2007-2010, xã đã chuyển đổi được 30ha đất cấy lúa kém hiệu quả ở xóm 5, xóm 6 thành vùng nuôi thủy sản tập trung, nâng tổng diện tích nuôi thủy sản toàn xã lên 62,3ha.

Tại vùng chuyển đổi, các hộ nông dân đã tập trung nuôi tôm thẻ chân trắng, các loại cá truyền thống như: cá vược, cá rô đầu vuông kết hợp với nuôi lợn, gà và trồng cây cảnh hoặc rau màu ngắn ngày cho hiệu quả kinh tế cao. Điển hình như hộ anh Nguyễn Văn Hiển, xóm 9, với diện tích nuôi 5ha đã tập trung nuôi tôm thẻ chân trắng.

Vụ tôm năm 2013, trang trại của anh đạt năng suất bình quân 7 tấn/ha, doanh thu đạt gần 3 tỷ đồng. Hay mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng ngọt hóa áp dụng thử nghiệm thành công tại ao nuôi của anh Đỗ Văn Khương cũng là một “điểm đến” của nhiều hộ nuôi tôm trong vùng. Bình quân mỗi vụ, anh Khương thả nuôi 1,5-2 triệu con giống tôm thẻ chân trắng trên diện tích ao nuôi rộng 3ha.

Theo anh Khương, nuôi tôm thẻ chân trắng trên vùng nước ngọt có hiệu quả hơn so với nuôi tôm thẻ chân trắng trên vùng nước mặn. Ngoài ra trên vùng nước ngọt, tôm thẻ chân trắng có nhiều ưu thế hơn như thời gian nuôi ngắn, lại không tốn nhiều thức ăn; tôm ít nhiễm dịch bệnh hơn. Hiện mô hình đang được nhiều hộ nông dân trong vùng áp dụng.

Từ mô hình nuôi thử nghiệm đầu tiên, đến nay trên địa bàn xã đã có nhiều hộ dân áp dụng với diện tích nuôi lên tới 60ha. Đây là mô hình nhằm ứng phó với tình trạng biến đổi khí hậu khi hiện nay, nhiều vùng nuôi nước ngọt bị mặn xâm nhập.

Đồng chí Phan Văn Minh, Phó Chủ tịch UBND xã Giao Thịnh cho biết, cùng với việc thực hiện có hiệu quả việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đến nay, toàn xã đã hình thành 35 trang trại, gia trại chăn nuôi và nuôi thuỷ sản; trong đó các hộ nông dân đã chuyển đổi được 90ha ruộng cấy lúa hiệu quả thấp sang nuôi thủy sản, cho thu nhập từ 300-500 triệu đồng/ha/năm.

Bên cạnh việc quy hoạch vùng sản xuất, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng để phục vụ phát triển sản xuất, chăn nuôi, Đảng ủy, UBND xã đã chỉ đạo Hội Nông dân, Hội Phụ nữ và Hội CCB xã đứng ra tín chấp vay trên 12 tỷ đồng vốn của Ngân hàng NN và PTNT, Ngân hàng CSXH cho hội viên vay phát triển sản xuất, nâng cao mức sống của người dân.


Có thể bạn quan tâm

Những nông dân năng động Những nông dân năng động

Bằng sự nhạy bén, năng động, dám nghĩ, dám làm trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xây dựng các mô hình phù hợp, nhiều nông dân đã trở thành những tấm gương tiêu biểu trong lao động sản xuất.

23/06/2015
Lúa Hè thu chết yểu vì ngộ độc phèn Lúa Hè thu chết yểu vì ngộ độc phèn

Nhiều trà lúa Hè thu muộn khoảng 5-7 ngày tuổi ở xã Vĩnh Viễn A (huyện Long Mỹ) đột ngột bị thối rễ và chết. Nguyên nhân được ngành chuyên môn nhận định ban đầu là do ngộ độc phèn.

23/06/2015
Vị Thắng xây dựng nông thôn mới Vị Thắng xây dựng nông thôn mới

Sau 4 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), bằng những cách làm hiệu quả, xã Vị Thắng đã và đang “thay da đổi thịt” từng ngày.

23/06/2015
Chuyển đổi cây trồng, vật nuôi trên đất lúa kém hiệu quả Chuyển đổi cây trồng, vật nuôi trên đất lúa kém hiệu quả

Phong trào chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên những diện tích trồng lúa kém hiệu quả đã và đang được triển khai mạnh mẽ trong những năm gần đây. Hầu hết các địa phương đều có mô hình chuyển đổi thành công, tăng đáng kể giá trị thu nhập trên cùng diện tích canh tác, bước đầu hình thành nhiều vùng sản xuất nông nghiệp, thủy sản hàng hóa tập trung, giúp nông dân tăng việc làm và thu nhập...

23/06/2015
Giải pháp tăng trưởng kinh tế để xây dựng huyện Thanh Sơn phát triển năng động, bền vững Giải pháp tăng trưởng kinh tế để xây dựng huyện Thanh Sơn phát triển năng động, bền vững

Nhiệm kỳ qua, được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự phối hợp chặt chẽ của các ban, ngành, đoàn thể, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Thanh Sơn đã tập trung trí tuệ, phát huy dân chủ, đoàn kết, khắc phục khó khăn, lãnh đạo toàn diện các nhiệm vụ chính trị mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIV đề ra và đạt được nhiều kết quả quan trọng, đặc biệt trên lĩnh vực kinh tế.

23/06/2015