Giáo Sư Người Thái Cho Rằng Giun Biển Gây Lây Truyền Bệnh EMS

Giáo sư Tim Flegel từ Trung tâm Khoa học ứng dụng Gen và công nghệ sinh học Thái Lan (BIOTEC) cho rằng tôm giống nuôi ăn giun biển-giun nhiều tơ- mang chuỗi vi khuẩn Vibrio trong ruột của chúng là nguyên nhân gây ra hội chứng tử vong sớm. Ông Flegel cho biết: “Những thứ chúng ta cho tôm bố mẹ-con giống- ăn là loài giun biển từ Trung Quốc nơi mà dịch bệnh bắt đầu”.
Ông Flegel nghi ngờ Tiến sĩ Donald Lightner từ Trường ĐH Arizona, người đã phát hiện ra bệnh EMS ở Trung Quốc. Có thể Tiến sĩ đã biết rõ cách thức bệnh lây truyền và đã không tiết lộ toàn bộ các thông số ông ấy đã tiến hành nghiên cứu bởi vì Trường ĐH Arizona muốn hưởng lợi từ thông tin này.
Ông Flegel cho biết thêm: “Chúng tôi đang làm việc cùng với nhóm nghiên cứu ở Nhật Bản và Đài Loan. Chúng tôi hi vọng nếu mình có thể mô tả chuỗi trình tự toàn bộ hệ gen, sau đó chúng tôi có thể tìm được điểm độc nhất của loài khuẩn này thì chúng tôi chính là người chế tạo loại thuốc. Tuy nhiên tôi nghĩ Lightner sẽ làm được điều đó trước”.
Nếu như các nhà nghiên cứu ở Châu Á tìm ra vật mang mầm bệnh thì họ sẽ công bố mà không cần lo lắng về bằng sáng chế.
Xem thêm: http://www.dw.de/thai-shrimp-death-scientists-still-baffled-by-southeast-asian-disease/a-17301496
Có thể bạn quan tâm

Tình trạng sản xuất nhỏ lẻ của bà con nông dân trong thời gian qua đã đưa tới lợi nhuận mang về cho bà con nông dân rất kém. Thêm vào đó đầu ra hạt gạo không ổn định, sức cạnh tranh trên thị trường thế giới chưa lớn. Do vậy, mục tiêu của việc xây dựng cánh đồng mẫu lớn là muốn bà con nông dân cùng hợp tác lại để bà con có thể hưởng lợi từ các dịch vụ

Nhờ sưu tầm trồng nhiều giống dừa chất lượng và có cách chăm sóc phù hợp, vườn dừa của ông Đỗ Thành Thưởng (mọi người thường gọi là ông Tám Thưởng), ở ấp 2, xã Hưng Phong, huyện Giồng Trôm đã đem về thu nhập cao cho gia đình ông.

Năm 2011, Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Bình Sơn đã phối hợp với UBND xã Bình Phú, triển khai mô hình nuôi thỏ New Zealand tại hộ anh Phạm Tấn Cung ở thôn An Thạch 1, xã Bình Phú, huyện Bình Sơn. Đây là mô hình nuôi thỏ New Zealand thành công đầu tiên tại địa phương này, mở ra triển vọng trong công tác phát triển giống, con vật nuôi mới; tạo ra nghề chăn nuôi mới cho nông dân địa phương.

Hôm 28 tháng 1, ê-kíp mổ của khoa Nam học bệnh viện Bình Dân ở Sài Gòn tiến hành ca phẫu thuật kéo dài hơn một giờ đồng hồ để ghép lại toàn bộ da dương vật và vùng bìu cho nam bệnh nhân N.V.L. Trong lúc làm việc dưới hồ nuôi tôm, anh L. đã bị cánh quạt của chiếc máy quấn vào quần đùi, rồi cuốn luôn dương vật, làm đứt phăng lột hết toàn bộ da dương vật, da vùng bìu

Nổi bật là hộ Nguyễn Văn Rừng thu lãi cao nhất với hơn 111 triệu đồng/ha, hộ Lê Thành Công thu lãi gần 82 triệu đồng/ha, Nguyễn Thành Trí thu lãi 70 triệu đồng/ ha, hộ Trần Văn Quân thu lãi trên 67 triệu đồng/ha... Mô hình này đã giúp nhiều nông hộ ở địa phương có được nguồn thu nhập đáng kể trong mùa nước nổi