Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Giám sát dư lượng chất độc hại trong thủy sản nuôi

Giám sát dư lượng chất độc hại trong thủy sản nuôi
Ngày đăng: 18/10/2015

Theo đó, đối tượng thủy sản nuôi được giám sát là đối tượng có sản lượng thương phẩm lớn, giá trị kinh tế cao và phù hợp với định hướng quy hoạch phát triển đối tượng thủy sản nuôi của địa phương và cả nước.

Thông tư quy định rõ về biện pháp xử lý khi phát hiện dư lượng vượt mức giới hạn tối đa cho phép.

Đối với mẫu vi phạm là thủy sản đang nuôi, chưa đạt kích cỡ thương phẩm thì Cơ quan giám sát có văn bản cảnh báo, yêu cầu cơ sở xác định nguyên nhân và biện pháp khắc phục phù hợp.

Đối với mẫu vi phạm là thủy sản đang nuôi, đạt kích cỡ thương phẩm, cơ quan giám sát có văn bản tạm dừng thu hoạch, yêu cầu cơ sở nuôi xác định nguyên nhân và thực hiện biện pháp khắc phục phù hợp; lấy mẫu thủy sản nuôi để giám sát tăng cường.

Khi kết quả kiểm nghiệm mẫu giám sát tăng cường đạt yêu cầu, Cơ sở giám sát có văn bản cho phép cơ sở thu hoạch.

Đối với thủy sản có dư lượng các chất đào thải chậm thì cơ quan giám sát cho phép thu hoạch làm thực phẩm khi đáp ứng các yêu cầu cụ thể của thị trường tiêu thụ hoặc chuyển mục đích sử dụng.

Trường hợp cơ sở nuôi đã thu hoạch trước khi có cảnh báo, cơ quan giám sát tiến hành truy xuất và thu hồi lô sản phẩm thủy sản nuôi vi phạm, lấy mẫu kiểm nghiệm để thẩm tra và chỉ cho phép đưa ra thị trường tiêu thụ nếu kết quả kiểm nghiệm đạt yêu cầu.

Thông tư cũng nêu rõ, cơ sở nuôi thủy sản chỉ sử dụng các loại thức ăn nuôi thủy sản, thuốc thú y thủy sản, hóa chất xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản có tên trong Danh mục được phép lưu hành và ngừng sử dụng thuốc trước khi thu hoạch theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Cơ sở thu mua, sơ chế, chế biến thủy sản nuôi không thu mua sản phẩm thủy sản nuôi được thu hoạch từ vùng nuôi hoặc cơ sở nuôi đang bị tạm dừng thu hoạch hoặc không rõ nguồn gốc xuất xứ; lập và lưu trữ đầy đủ hồ sơ truy xuất nguồn gốc của từng lô sản phẩm thủy sản nuôi theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Thông tư này có hiệu lực thi hành từ 19/11/2015.


Có thể bạn quan tâm

Từng Bước Tự Sản Xuất Cá Giống Nước Lạnh Từng Bước Tự Sản Xuất Cá Giống Nước Lạnh

Theo Sở NN-PTNT và Hiệp hội Cá nước lạnh Lâm Đồng thì để nghề nuôi cá nước lạnh phát triển nhanh và bền vững, ngành nông nghiệp địa phương cần chủ động sản xuất được nguồn cá giống chất lượng cao mà trước năm 2012 phải nhập khẩu 100%.

09/07/2013
Hỗ Trợ 100.000 Nông Dân Trồng Cà Phê Hỗ Trợ 100.000 Nông Dân Trồng Cà Phê

Theo đó, dự án cam kết đầu tư ít nhất 200 triệu USD để hỗ trợ 1 triệu người trồng và kinh doanh cà phê tới năm 2020, trong đó có khoảng 100.000 nông dân Việt Nam.

09/07/2013
Những vùng quê đáng sống Những vùng quê đáng sống

Không còn những bỡ ngỡ, băn khoăn của buổi đầu khi Hà Tĩnh quyết định bổ sung yêu cầu về khu dân cư kiểu mẫu đối với xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Thay vào đó, phong trào xây dựng khu dân cư với 10 tiêu chí mẫu, từ những điểm sáng ban đầu đã thấm sâu đến nhiều vùng quê...

03/09/2015
Độc Đáo Vải Thiều Ra Quả Trên Thân Độc Đáo Vải Thiều Ra Quả Trên Thân

Vụ vải thiều năm nay, anh Trần Văn Hành, Chủ tịch Hội Nông dân xã Giáp Sơn, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) đã thực hiện thành công phương pháp cho vải thiều ra quả trên thân cây, hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với cách làm truyền thống…

09/07/2013
Làm Giàu Nhờ Chăn Nuôi Gia Công Làm Giàu Nhờ Chăn Nuôi Gia Công

Nhờ nuôi gia công heo, gà công nghiệp cho Công ty cổ phần chăn nuôi CP (Thái Lan), gia đình ông Nguyễn Văn Nam (61 tuổi, ở xã Nhơn Thọ, TX.An Nhơn, Bình Định) thu lãi ròng hơn 350 triệu đồng mỗi năm.

21/02/2013