Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Giảm lãi suất cứu doanh nghiệp thủy sản

Giảm lãi suất cứu doanh nghiệp thủy sản
Ngày đăng: 14/09/2015

Theo VASEP, dưới áp lực giảm giá mạnh của đồng euro, yen và nhân dân tệ so với đồng USD đã tác động tới lợi nhuận của các DN xuất khẩu Việt Nam, khi mức linh hoạt tỷ giá USD/VND điều chỉnh thấp trong khi tỷ giá của các nước xuất khẩu cạnh tranh được linh hoạt hơn.

Xuất khẩu tôm 8 tháng qua đã giảm 2,6 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2014.

Hiện giá thành sản xuất các mặt hàng thủy sản Việt Nam cao hơn các nước đang cạnh tranh. Chẳng hạn, sản xuất tôm nuôi tại Ấn Độ và Indonesia giá thành dao động 2,5USD/kg (tôm 100 con), trong khi Việt Nam từ 3,5-4USD/kg. VASEP cho rằng cần tập trung và có chương trình, giải pháp đồng bộ để giảm giá thành sản xuất.

Theo lãnh đạo Bộ NNPTNT, xuất khẩu tôm thẻ chân trắng khó khăn nhưng mặt hàng tôm sú vẫn tốt. Vì vậy, các đơn vị cần tập trung phát triển mô hình tôm quảng canh, cải tiến, hướng dẫn giúp dân nâng cao năng suất, chất lượng.

Đặc biệt, phải thực hiện quyết liệt các biện pháp giảm giá thành đối với tất cả các mặt hàng, kể cả mặt hàng có thị trường tốt lẫn mặt hàng thị trường không tốt. Đồng thời, đối với tôm nuôi phải quyết liệt trong phòng chống dịch bệnh.

Qua 8 tháng, xuất khẩu thủy sản đạt 4,2 tỷ USD, giảm 17,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Bốn sản phẩm thủy sản xuất khẩu chủ lực đều giảm từ 6,5-28%, trong đó tôm giảm mạnh nhất (-29%), tác động đến kết quả xuất khẩu chung của ngành. Xuất khẩu tôm chiếm 43% với giá trị xuất khẩu  trên 1,8 tỷ USD, giảm 2,6 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2014.

Xuất khẩu cá tra giảm 9%, đạt trên 1 tỷ USD. Xuất khẩu cá ngừ tiếp tục giảm 7%, đạt trên 306 triệu USD. Các sản phẩm mực, bạch tuộc xuất khẩu giảm 11% xuống còn 273 triệu USD. Duy nhất xuất khẩu cá biển tăng nhẹ 4% đạt gần 660 triệu USD.

Theo VASEP, xuất khẩu thủy sản sang thị trường Mỹ giảm chủ yếu là mặt hàng tôm (giảm 51%) do giá tôm giảm. Tôm Việt Nam cạnh tranh khó khăn về nguồn cung và giá với tôm Ấn Độ và Indonesia.

Tại thị trường EU, xuất khẩu các mặt hàng như tôm, cá tra, cá ngừ, mực và bạch tuộc đều giảm mạnh ở mức hai con số. Thủy sản Việt Nam vào các thị trường lớn khác như Nhật Bản, Trung Quốc cũng  sụt giảm mạnh và chỉ có 2 thị trường ASEAN và Mexico tăng nhờ tăng nhập khẩu cá biển và cá ngừ.


Có thể bạn quan tâm

Kêu Cứu Từ Những Vùng Nuôi Tôm Kêu Cứu Từ Những Vùng Nuôi Tôm

Mùa này về những vùng nuôi tôm ven biển Trà Vinh, dễ dàng thấy tôm sú, tôm thẻ yếu ớt đeo bám đầy các bẹ dừa nước ven sông và đeo thành chùm quanh các cọc căng miệng đáy.

26/05/2012
Gà Vườn Lên Hương Ở Hậu Giang Gà Vườn Lên Hương Ở Hậu Giang

Những ngày gần đây, gà vườn liên tục tăng giá, không chỉ có người nuôi vui mừng mà các tiểu thương kinh doanh gà tại chợ cũng vui lây.

26/05/2012
Người Tiêu Dùng Mỹ Ngày Càng Ưa Chuộng Cá Tra Việt Nam Người Tiêu Dùng Mỹ Ngày Càng Ưa Chuộng Cá Tra Việt Nam

Ngày 12/9/2011, Hiệp hội Thủy sản Quốc gia Mỹ (NFI) đã công bố danh sách 10 loài thủy sản được ưa chuộng nhất tại Mỹ năm 2010. Theo đó, thứ hạng cá pangasius (cá tra, basa) được tăng một bậc so với năm 2009, đứng vị trí thứ 9

04/11/2011
Thu Bạc Tỷ Từ Cá Rô Đầu Vuông Thu Bạc Tỷ Từ Cá Rô Đầu Vuông

Trong khi nhiều ND ở ĐBSCL đang khốn đốn vì cá rô đầu vuông, thì anh Nguyễn Trường Sơn (44 tuổi) ở ấp Hòa Thuận, xã Hiệp Hòa, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An mỗi năm lãi trên 1,3 tỷ đồng.

28/05/2012
Diện Tích Mì Vượt 3.000 Ha So Với Quy Hoạch Ở Bình Định Diện Tích Mì Vượt 3.000 Ha So Với Quy Hoạch Ở Bình Định

Theo Sở NN-PTNT, trong 5 năm trở lại đây, diện tích mì trên địa bàn toàn tỉnh Bình Định có chiều hướng tăng mạnh. Đến nay, toàn tỉnh có 13.342 ha, vượt trên 3.000 ha so với quy hoạch, năng suất mì bình quân ở mức 221 tạ/ha. Nguyên nhân làm cho diện tích mì tăng mạnh là do đầu ra của mì nguyên liệu khá thuận lợi, giá cao và ổn định. Tuy nhiên, việc mở rộng diện tích mì đã tác động bất lợi đến môi trường, thoái hóa đất; tại một số địa phương, người dân ồ ạt phá rừng trồng mì.

29/05/2012