Giảm lãi suất cho vay vốn lưu động phục vụ khai thác hải sản xa bờ

Theo đó, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh tại công văn số 5896 ngày 28/7/2015 của Văn phòng Chính phủ về việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 7/7/2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản (Nghị định 67), NHNN đề nghị các ngân hàng thương mại thực hiện mức cho vay đóng mới, nâng cấp tàu vỏ gỗ theo quy định của Nghị định 67; cho vay vốn lưu động phục vụ khai thác hải sản xa bờ theo Nghị định 67 với lãi suất cho vay 6,5%/năm.
Đối với các hợp đồng tín dụng đã ký kết và giải ngân trước ngày ngày 12/8, mức lãi suất cho vay 6,5%/năm được áp dụng đối với dư nợ thực tế kể từ ngày ban hành văn bản số 6039.
Trong quá trình triển khai thực hiện, trường hợp phát sinh khó khăn, vướng mắc, các ngân hàng thương mại kịp thời báo cáo NHNN để được xem xét, xử lý.
Có thể bạn quan tâm

Chỉ có 500m2 đất, nhưng hai nông dân trẻ Dương Văn Long và Lê Ngọc Nghĩa, ở khu phố Phú Hòa, phường Phú Đức (TX. Bình Long) vẫn thu nhập hơn 100 triệu đồng/năm nhờ trồng lan Mokara.

Đã đến ngày bắp cho thu hoạch, thế nhưng người dân ở thôn Cây Da, xã Phú Văn (Bù Gia Mập) lại đang dở khóc dở mếu. Bắp bị thương lái trả lại, hủy hợp đồng mua hàng với lý do bị nảy mầm ngay tại vườn rẫy.

“Đất đai là vốn quý của người nông dân, tuy nhiên không nhất thiết có nhiều đất thì họ mới làm giàu được”. Đó là khẳng định của ông Nguyễn Trọng Oánh ở ấp Cầu Rạt, xã Tân Phước (Đồng Phú), có 14 năm kinh nghiệm trồng rau cho thu nhập cao.

Anh Phạm Văn Nam ở khu phố 5, phường Thác Mơ (TX. Phước Long) có hơn 1 sào đất trồng rau húng lủi. Vào mùa nắng mỗi ngày anh cắt 20kg, mùa mưa giảm một nửa. Trung bình 20 ngàn đồng/kg, thu hoạch đến đâu anh bỏ mối đến đó, thậm chí có những thời điểm không đủ tiêu thụ ở chợ thị xã Phước Long.

Quảng Nam đang nỗ lực phòng, chống bệnh hoại tử gan tụy trên tôm nuôi nói riêng, khống chế dịch bệnh trong nuôi tôm nước lợ nói chung.