Giám Đốc Trại Gà Dabaco

Đến xã Thành Tiến (huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hoá) hỏi Nghĩa “Dabaco” ai cũng biết, bởi anh là chủ nhân trang trại 2ha, nuôi hơn 6.000 con gà J-Dabaco, mỗi năm thu lãi hàng trăm triệu đồng.
Tên thật của anh là Trương Văn Nghĩa, ở xóm 1, xã Thành Tiến.
Giống gà chất lượng
Năm 2006, trang trại hàng nghìn con gà siêu thịt của gia đình anh mắc dịch bệnh chết gần hết, khiến anh mất trắng gần 500 triệu đồng. Thất bại càng khiến anh Nghĩa quyết tâm tìm hiểu kỹ về gà. Đọc sách báo, anh biết giống gà J-Dabaco cho thu nhập cao, được nhiều người chăn nuôi ưa chuộng, anh quyết định nuôi thử.
Năm 2008, anh ra tận Bắc Ninh mua giống, học kỹ thuật chăm sóc và phòng trừ bệnh. Anh bắt đầu nuôi lại gà J-Dabaco với 1.000 con giống. 500 con anh nuôi nhốt chuồng, 500 con thả trên đồi xà cừ. Sau 3 tháng chăm sóc, anh xuất bán gà với giá 75.000 đồng/kg, trừ chi phí thu lãi 45 triệu đồng.
Anh Nghĩa chia sẻ: “Tôi nuôi gà gần 10 năm với rất nhiều giống, nhưng khi nuôi giống gà J-Dabaco là tôi mê ngay”. Bởi, theo anh Nghĩa, trời mưa gà mía lai mỗi con chạy một góc, nhưng với gà J-Dabaco thì cả 1.000 con đều biết chạy vào trong nhà trú.
Chia sẻ kinh nghiệm nuôi gà J-Dabaco, anh Nghĩa cho hay, đây là giống gà có khả năng thích nghi cao với điều kiện khí hậu và dịch bệnh, tận dụng được thức ăn tại chỗ, phát huy lợi thế vườn đồi giúp giảm đáng kể chi phí đầu tư. Khi nuôi phải đặc biệt chú ý vệ sinh sạch sẽ khu chuồng nuôi, hố sát trùng, người và dụng cụ trước khi vào khu chăn nuôi. Trong quá trình nuôi phải vệ sinh định kỳ. Sau mỗi đợt nuôi phải vệ sinh toàn bộ khu vực nuôi và phun thuốc sát trùng hiệu quả, đúng liều.
Môi trường nuôi phải khô ráo và không bị ngập khi mưa, độ thông thoáng tốt, không quá nhiều cây cối. Sau 30 ngày nuôi, đàn gà được đeo kính để hạn chế việc cắn mổ nhau. Thức ăn của gà này chủ yếu là cám ngô, lúa, rau, cỏ các loại và cám viên nên thịt săn chắc, thơm ngon, được thị trường rất ưa chuộng.
Tạo việc làm cho ND địa phương
Anh Nghĩa cho biết, gà nuôi từ 3-4 tháng cho xuất chuồng, trọng lượng đạt 1,8 - 2,5kg/con, rất phù hợp với thị hiếu tiêu dùng tại khu vực miền Bắc. Đặc biệt, giá gà J-Dabaco luôn cao hơn các giống gà khác từ 5.000-10.000 đồng/kg. Hạch toán, nuôi 1.000 con gà J-Dabaco lãi cao hơn từ 7 - 10 triệu đồng so với nuôi gà mía lai.
Do gà J-Dabaco thịt săn chắc, thơm ngon nên đầu ra của sản phẩm cũng rất thuận lợi, đến kỳ xuất bán là có xe đến tận trang trại mua. Anh Nghĩa cho biết, anh vừa bán 1.000 con thu về 70 triệu đồng. Mỗi năm anh xuất 3-4 lứa, thu nhập hàng trăm triệu đồng. Anh đang có kế hoạch mở rộng quy mô nuôi trên 10.000 con, mỗi năm xuất từ 8-10 tấn gà thịt, đồng thời cung ứng gà giống cho các trang trại nuôi gà.
Theo kinh nghiệm của anh Nghĩa, chọn giống gà J-Dabaco nuôi phải là con mắt sáng, nhanh nhẹn, lông bông, bụng mềm, đi chân vững, mỏ thẳng, bóng rõ ràng. Mật độ úm đối với gà nuôi ở 2 tuần đầu từ 40-50 con/m2, 3-4 tuần 25 con/m2, trên 4 tuần tuổi 10 con/m2...
Do vẫn đang công tác (anh Nghĩa công tác ở Huyện đội Thạch Thành), nên việc chăm sóc gà anh phải thuê 10 lao động địa phương, với thu nhập bình quân gần 3 triệu đồng/người/tháng, trong đó có 1 người phụ trách thú y.
Theo người dân Thạch Thành, trang trại gà của anh Nghĩa có quy mô lớn nhất huyện. Nhiều ND trong vùng đến tham quan, học hỏi kinh nghiệm nuôi gà J-Dabaco, anh đều tận tình chỉ bảo.
Bà con muốn tìm hiểu kỹ thuật nuôi gà J-Dabaco liên hệ với anh Nghĩa theo số điện thoại 0986384312.
Có thể bạn quan tâm

Đến nay trên địa bàn huyện Gò Dầu đã hình thành 3 vùng nhân lúa giống tập trung ở 3 xã Phước Trạch, Cẩm Giang và Bàu Đồn.

Sáng 20-8, Sở Nông nghiệp và PTNT Hải Phòng phối hợp với huyện Thủy Nguyên tổ chức thả hơn 11 vạn cá giống nước ngọt ra sông Giá, huyện Thủy Nguyên, chủ yếu là cá mè, cá trắm đen, trắm cỏ, chép, rô phi.

Ông Huỳnh Văn Tâm, ngụ ấp Bình Phú I, xã Phú Bình (Phú Tân, An Giang) thành công với mô hình nuôi cá tai tượng trong ao hầm đạt lợi nhuận cao, góp phần đa dạng hóa nghề nuôi thủy sản ở địa phương. Hiện tại, ông Tâm đang mở rộng nuôi 20.000 con cá tai tượng. Loài thủy sản này dễ chăm sóc, ít hao hụt, đầu tư chi phí thấp hơn cá tra. Thức ăn chủ yếu là cám, cá biển, kèm thêm các loại lá cây, rau lang, rau muống...

Hơn 10 năm nay, xã Long Khánh A, huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp) duy trì, phát triển mô hình chăn nuôi bò góp phần tạo việc làm, thu nhập cho người dân địa phương.

Tại huyện Đông Anh, Hà Nội, nhiều diện tích rau cải các loại, rau đay, cà tím, bí xanh…bị thối gốc do mưa kéo dài, trong đó, thiệt hại nhất là rau ăn lá. Trái với khung cảnh bận rộn trước đây, trên đồng rau chỉ lác đác vài nông dân đang làm đất, rắc phân, tạo hàng để chuẩn bị trồng lứa rau mới.