Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Giám Đốc Chim Cút

Giám Đốc Chim Cút
Ngày đăng: 29/06/2013

Trong khi người nuôi lợn, nuôi gà, nuôi vịt đang lúng túng, người bỏ chuồng không, người nuôi cầm chừng chưa muốn tái đàn do dịch bệnh, giá giống và thức ăn chăn nuôi tăng cao thì con chim cút trở thành vật nuôi thay thế ưu việt.

Chỉ cần bỏ ra từ 20 – 25 ngày người nuôi chim cút đã có thu hoạch nên đồng vốn quay vòng rất nhanh, hơn nữa chi phí thức ăn nuôi chim cút thấp hơn nhiều so với nuôi lợn và gà. Từ nuôi chim cút, không ít người giàu lên.

Công ty Chăn nuôi chim cút Nguyễn Hồ hiện ở số 95/5, ấp Long Bình, xã Long An, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang, chuyên sản xuất và cung cấp chuồng độc quyền kiểu dáng công nghiệp và trứng cút lộn, trứng cút lạt lớn nhất nhì khu vực Tây Nam bộ. Mấy tháng trở lại đây, trụ sở của công ty luôn nhộn nhịp. Từ khâu nhập trứng, kiểm tra phân loại, ấp trứng, xử lý tia cực tím, đóng gói, xuất trứng cho các siêu thị, đến bộ phận sản xuất chuồng và nhóm chuyên đi lắp ráp chuồng cho các trang trại trong và ngoài tỉnh, diễn ra nhịp nhàng và rất khẩn trương.

Bà Lê Kim Châu, giám đốc Công ty TNHH Nguyễn Hồ cho biết, hai vợ chồng theo nghề nuôi chim cút đã được 15 năm, trước đây do đồng lương công chức không đủ lo cho gia đình, bà xin nghỉ việc, về kinh doanh nông sản, chăn nuôi heo…Sau những năm vật lộn vối nghề nông, bà thấy con chim cút có duyên làm giàu cho mình nhất.

TỪ MÊ CHIM CÚT

Năm 1998 gia đình bắt đầu nuôi chim cút, lúc đầu do chưa có kỹ thuật, chim cút nuôi hao hụt, chết nhiều, tỷ lệ đẻ trứng thấp. Bà lặn lội lên Đồng Nai tham quan những hộ nuôi trước, tìm hiểu thông tin trên sách báo về áp dụng cho đàn cút của gia đình, nhờ chăm sóc tốt đàn chim cút nhanh chóng bình phục và phát triển tốt. Năm 2001 đàn chim cút của bà lên tới 20.000 con, đang làm ăn ngon lành, tưởng mình đã thành công, nào ngờ năm 2002 – 2003 dịch cúm gia cầm tràn về.

Đàn chim của gia đình tuy không bị dịch nặng, nhưng cũng cùng chung số phận là bị tiêu hủy hoàn toàn. Bao nhiêu công sức, tâm huyết, tiền bạc, chỉ trong vài ngày đã tan tành mây khói. Không nản chí, đầu năm 2004 bà lại cùng chồng gom hết tiền bạc của nhà và mượn thêm tiền của ngân hàng, xây dựng lại chuồng trại, mua giống tổ chức lại sản xuất.

Để tránh bớt rủi ro, cũng như phòng dịch bệnh, ngay từ khâu con giống, nguồn thức ăn được công ty tính toán kỹ lưỡng. Trong suốt quá trình nuôi công ty đã không ngừng miệt mài nghiên cứu và đã sáng chế ra kiểu chuồng hoàn toàn mới bằng sắt, có nhiều ưu điểm như: gọn nhẹ, chiếm ít diện tích, làm vệ sinh dễ dàng, chuồng thoáng mát, có hệ thống uống nước tự động, hệ thống làm lạnh và đặc biệt hệ thống máng ăn hạn chế được thức ăn rơi vãi. Kiểu dáng chuồng rất phù hợp nuôi quy mô công nghiệp, có thể áp dụng ở nhiều địa phương trong cả nước.

Bà Châu cho hay, thức ăn rất quan trọng, nó là một trong những yếu tố quyết định thành công hay thất bại của trang trại chăn nuôi. Chính vì vậy, công ty đã liên kết, ký hợp đồng trực tiếp với một số công ty sản xuất thức ăn gia cầm có uy tín trong nước. Thức ăn chở về, công ty cân đối lại và bổ sung thêm một số vi lượng cần thiết, đặc biệt là chế phẩm sinh học ALL – ZYM. Sử dụng ALL – ZYM trong thức ăn giúp cho chim cút hấp thu triệt để đạm, phòng chống bệnh tiêu chảy rất tốt.

Nhờ thực hiện nghiêm ngặt chế độ phòng dịch bệnh, vệ sinh chuồng trại, đàn chim cút được chăm sóc tốt, dần dà trang trại của bà và vệ tinh nuôi tới gần 300.000 con chim mái và 60 máy ấp trứng cút lộn, với công suất 15.000 trứng/máy. Hiện nay, công ty xuất bán khoảng trên 200.000 trứng/ngày, trứng chim sản xuất ra không đủ cung cấp cho thị trường.

TRỞ THÀNH GIÁM ĐỐC

Không chỉ ngừng tại đây, trong khi thị trường tiêu thụ trứng chim cút rất mạnh, cầu vượt quá cung, việc phát triển quy mô lên công ty là điều tất yếu. Bà Châu kể lúc đầu phải vận động khó khăn lắm mới có 1 – 2 người tham gia nuôi chim cút. Để khuyến khích bà con chăn nuôi, bà đã đầu tư gần như 100% vốn, từ con giống, hướng dẫn kỹ thuật nuôi, chuồng trại, thức ăn, bao tiêu sản phẩm…Khi người chăn nuôi thấy hiệu quả thì họ tự giới thiệu cho nhau cùng nuôi.

Hiện nay công ty đã cung cấp chuồng, phát triển hệ thống trại nuôi vệ tinh trong tỉnh Tiền Giang lên 30 hộ, chưa kể một số tỉnh khác như: Nghệ An, Quảng Nam, Đồng Nai, Lâm Đồng, Bình Dương, với phương thức công ty đầu tư và cung cấp chuồng trại, thức ăn, hướng dẫn quy trình kỹ thuật chăm sóc, bao tiêu sản phẩm. Nhờ công ty chăn nuôi chim cút Nguyễn Hồ nhiều gia đình đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu, tới đây công ty sẽ mở rộng diện tích chăn nuôi, nhập thêm giống chim cút ngoại, cũng như đầu tư trang thiết bị tân tiến hơn, khoa học cao, đáp ứng được nhu cầu xuất khẩu trứng cút trong thời gian tới.

Anh Võ Thành Trung, ấp Long Bình, xã Long An, huyện Châu Thành, là một trong những vệ tinh nuôi chim cút rất hiệu quả cho biết: Công ty Nguyễn Hồ chăn nuôi cút rất thành công, bà giám đốc Lê Kim Châu không chỉ làm giàu cho gia đình mà còn giúp nhiều hộ nông dân thoát nghèo. Trước đây gia đình tôi cũng khó khăn lắm, cuộc sống thu nhập chỉ nhờ làm lúa, làm rẫy. Từ khi chuyển qua nuôi chim cút với tổng đàn 15.000 con, một tháng trừ chi phí cũng thu được 20 triệu đồng, nhờ nguồn thu nhập ổn định này mà tiền con cái học hành không phải lo nghĩ gì.


Có thể bạn quan tâm

Mô Hình Nuôi Heo Rừng Lai Cho Thu Nhập Gần 31 Triệu Đồng/hộ Ở Đồng Xuân (Phú Yên): Mô Hình Nuôi Heo Rừng Lai Cho Thu Nhập Gần 31 Triệu Đồng/hộ Ở Đồng Xuân (Phú Yên):

Phòng Kinh tế hạ tầng và Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện Đồng Xuân (Phú Yên) vừa phối hợp tổ chức tổng kết mô hình chăn nuôi heo rừng lai tại xã Xuân Quang 3 và thị trấn La Hai.

09/04/2013
Tăng Cường Chỉ Đạo Nuôi Tôm Chân Trắng Vụ 2 Năm 2013 Tăng Cường Chỉ Đạo Nuôi Tôm Chân Trắng Vụ 2 Năm 2013

Năm 2013, toàn tỉnh Nam Định có 486ha nuôi tôm chân trắng, tăng 188ha so với năm 2012, hình thành nhiều vùng nuôi tập trung tại các huyện Giao Thủy, Hải Hậu, Nghĩa Hưng. Các vùng nuôi cơ bản đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật như hệ thống thủy lợi, cơ sở hạ tầng kỹ thuật.

09/07/2013
Cải Tạo Vườn Cà Phê “Tín Hiệu” Đáng Mừng Ở Lâm Đồng Cải Tạo Vườn Cà Phê “Tín Hiệu” Đáng Mừng Ở Lâm Đồng

Phát biểu tại buổi làm việc với Đảng uỷ và UBND xã Gung Ré (huyện Di Linh - Lâm Đồng) mới đây, TS Phạm S - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, cho biết: Hiện nay, toàn tỉnh đã cải tạo vườn cà phê (ghép chồi hoặc trồng tái canh) bằng các giống cà phê đầu dòng được 18.000 ha. Đây là một “tín hiệu” rất đáng mừng. Bảo Lâm là địa phương đi đầu, có phong trào cải tạo vườn cà phê khá nhất. Di Linh và các địa phương khác cần học kinh nghiệm của Bảo Lâm để từng bước nâng cao hiệu quả canh tác cà phê.

12/04/2013
Trồng Chanh Mang Lại Thu Nhập Cao Trồng Chanh Mang Lại Thu Nhập Cao

Những ngày gần đây, thời tiết nắng nóng kéo dài kéo theo nhu cầu tiêu thụ chanh làm nước giải khát gia tăng. Chính vì vậy, hiện giá chanh cũng tăng vọt theo sự biến động của thị trường và có xu hướng tiếp tục tăng trong những ngày tới.

12/04/2013
Trồng Khoai Trên Đất Lúa Trồng Khoai Trên Đất Lúa

Đây là cây cứu cánh của người dân nơi đây. Người tiên phong trồng khoai sáp là ông Nguyễn Văn Thơm. Từ năm 2004 ông chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng khoai, năm nào cũng cho năng suất ổn định từ 1,5 - 1,7 tấn/sào, sau khi trừ chi phí lãi từ 7 - 10 triệu đ/sào.

13/04/2013