Giảm đáng kể lượng gạo ùn tắc tại khu vực biên giới

Lái xe này cho biết, mỗi ngày công ty của anh xuất khẩu được vài trăm tấn gạo, lượng gạo ứ đọng trong kho bãi từ đầu tháng 4 tính đến ngày 7/5 không còn là bao.
Theo xác nhận của Sở Công Thương Lào Cai, do nhu cầu nhập khẩu gạo của phía Trung Quốc lớn và do nước sông Hồng trong những ngày qua có phần dâng cao dễ dàng cho các thuyền cập bến nên bình quân mỗi ngày các doanh nghiệp xuất bán được gần 1.000 tấn gạo.
Đến ngày 7/5, lượng gạo 30.000 tấn tồn kho bãi trước đó đã cơ bản được giải tỏa.
Theo lãnh đạo Sở Công Thương Lào Cai, hiện nay, tỉnh Lào Cai đang cấp phép cho 8 doanh nghiệp xuất khẩu gạo qua biên giới với Trung Quốc bằng hai đường cửa khẩu phụ Bản Vược, huyện Bát Xát và khu vực thí điểm xuất khẩu gạo tại thôn Bản Quẩn, xã Bản Phiệt, huyện Bảo Thắng.
Trước đó, trong tháng 4, do các chủ hàng phía Trung Quốc không nhập gạo dẫn đến trên 30.000 tấn gạo bị ùn ứ, không xuất được trong nhiều ngày, gây ách tắc giao thông và ảnh hưởng đến việc kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm

Sắp xếp đổi mới doanh nghiệp Nhà nước là chủ trương của Đảng, Nhà nước và Chính phủ nhằm tạo điều kiện để doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, thúc đẩy sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Vì vậy các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần nghiêm túc thực hiện.

Đó là cách làm giàu của chị Vũ Thị Oanh ở tổ dân phố số 2, phường Quyết Tiến (thị xã Lai Châu). Trên diện tích hơn 5.000 m2, từ trồng rau gia vị, trừ mọi chi phí, mỗi năm chị thu được hơn 200 triệu đồng.

Sáng 1-4, tại phía trên đập thủy điện Sơn La, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) đã phối hợp với tỉnh Sơn La và Công ty Thủy điện Sơn La tổ chức lễ thả cá giống xuống hồ thủy điện Sơn La.

Sau 6 tháng triển khai, đến nay, mô hình nuôi cá rô phi đơn tính ở xã Lộc Nga (Lâm Đồng), được thực hiện tại 15 hộ với số lượng 60 kg cá giống, do Trung tâm Nông nghiệp thành phố Bảo Lộc đã triển khai, đã đem lại hiệu quả khá cao.

Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng vừa hoàn thành năm đầu tiên triển khai mô hình cải tạo mới cà phê theo hướng sản xuất bền vững ở Lâm Hà. Với 70 hộ tham gia mô hình sản xuất trên diện tích 30 ha cà phê catimor (chè) trong thời kỳ kinh doanh từ 4 - 10 năm tuổi, đã tăng thêm năng suất cà phê nhân trung bình mỗi ha trên dưới 2 tạ.