Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Giảm Chi Phí, Tăng Lợi Nhuận

Giảm Chi Phí, Tăng Lợi Nhuận
Ngày đăng: 27/05/2014

Nhiều hộ chăn nuôi heo trên địa bàn tỉnh Phú Yên đang áp dụng kỹ thuật phối trộn thức ăn từ các nguồn phụ phẩm nông nghiệp thay vì mua thức ăn tổng hợp. Điều này giúp giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận.

Theo Sở NN-PTNT, đàn heo của tỉnh hiện có hơn 100.000 con, được nuôi tập trung ở các huyện Đông Hòa, Phú Hòa, Tuy An, Tây Hòa. Nghề nuôi heo đã hình thành và phát triển khá lâu, giúp nông dân tăng thêm thu nhập và dần trở thành nghề chính của nhiều gia đình.

Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng, trong khi đó giá heo thường xuyên biến động, có thời điểm còn thấp hơn giá thành sản xuất, làm cho người chăn nuôi bị thua lỗ nặng. Trước thực trạng này, các ngành chức năng đã triển khai nhiều mô hình chăn nuôi heo hiệu quả như: mô hình chăn nuôi heo thâm canh, chăn nuôi heo sinh sản đảm bảo vệ sinh môi trường, chăn nuôi heo hướng nạc… nhưng vẫn chưa giải quyết được bài toán giảm giá thành, tăng lợi nhuận cho người nuôi một cách triệt để.

Hiện nay, tại một số địa phương trong tỉnh, nhiều hộ chăn nuôi heo đã tìm tòi, học hỏi, áp dụng các phương pháp phối trộn thức ăn làm thực phẩm để nuôi heo, giúp giảm giá thành sản xuất, tăng thêm lợi nhuận cho người nuôi.

Ông Trần Văn Thắng, nông dân xã Hòa Quang Nam (Phú Hòa) cho biết: “Lúc trước, gia đình tôi nuôi heo bằng thức ăn tổng hợp bán sẵn trên thị trường. Nuôi bằng cách này, heo lớn nhanh, thời gian nuôi ngắn nhưng chi phí đầu tư cho thức ăn lại khá cao, giá thành sản xuất tăng, lợi nhuận giảm.

Cách đây 2 năm, tôi có tham quan học tập cách chăn nuôi heo theo mô hình thâm canh bằng kỹ thuật phối trộn thức ăn do Phòng NN-PTNT huyện Phú Hòa triển khai. Nhận thấy đây là cách làm hay nên tôi đã áp dụng để nuôi đàn heo của gia đình cho đến nay”.

Theo ông Thắng, so với nuôi heo bằng cám tổng hợp thì khi được nuôi bằng thức ăn tự trộn, heo cũng phát triển tương đương, thời gian nuôi khoảng 3 tháng là xuất bán được 1 lứa nên mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Còn bà Đoàn Thị Thành ở xã An Mỹ (Tuy An) cho hay: Trước đây, khi nuôi heo bằng cám tổng hợp, bình quân mỗi con heo đến ngày xuất chuồng ăn hết 8 bao cám (loại 25kg/bao), cộng với chi phí giống, thuốc thú y, giá thành mỗi ký heo hơi khoảng 40.000 đồng, gặp lúc giá heo hạ thấp thì phải chịu lỗ.

Qua tìm hiểu trên báo đài, tôi biết được phương pháp phối trộn thức ăn để nuôi heo thay vì nuôi ròng bằng thức ăn tổng hợp giúp giảm đáng kể chi phí thức ăn nên học tập theo. Ban đầu, bà Thành trộn thức ăn và nuôi thử nghiệm đối với nửa đàn heo thịt.

Thức ăn phối trộn được tận dụng từ nguồn cám gạo sẵn có cùng các loại bột bắp, sắn và cám đậm đặc. Thấy đàn heo ăn tốt, khỏe mạnh và tăng trọng đều như nuôi bằng cám tổng hợp nên các lứa heo sau, bà đã mạnh dạn chuyển hẳn sang cho cả đàn ăn thức ăn tự phối trộn.

Bà Thành cho biết: “So với giá thành của các loại cám tổng hợp hiện bán trên thị trường thì giá thành 1kg thức ăn tự phối trộn rẻ hơn khoảng 1.000 đồng. Hiện trang trại của gia đình tôi duy trì thường xuyên 50 con heo thịt, mỗi lứa heo từ khi nuôi đến khi xuất chuồng ăn hết 10 tấn thức ăn. Từ khi chuyển sang nuôi bằng thức ăn phối trộn, bình quân mỗi lứa nuôi gia đình tôi tiết kiệm được 10 triệu đồng tiền thức ăn”.

Theo các hộ nuôi heo, nhờ người nuôi tận dụng được nguồn nguyên liệu tại địa phương như cám gạo, bắp, sắn… có giá thành thấp, đem về nghiền nát rồi trộn thêm cám đậm đặc hoặc bột và muối làm thức ăn cho heo. Đây là loại thức ăn tự chế, không phải qua nhiều khâu phân phối nên giá thành giảm hẳn so với cám bao.

Tuy nhiên, hiện hầu hết người nuôi chỉ tìm tòi học hỏi qua các phương tiện thông tin, từ đó tự mày mò, phối trộn thức ăn theo cách riêng chứ chưa nắm rõ kỹ thuật, công thức phối trộn thức ăn sao cho đạt các chỉ tiêu về hàm lượng dinh dưỡng, cách bảo quản…

Vì vậy, người dân cần được tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật và công thức phối trộn thức ăn đảm bảo các yêu cầu về dinh dưỡng để có thể áp dụng vào chăn nuôi, giúp giảm giá thành sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế của nghề nuôi heo.


Có thể bạn quan tâm

Đồng Bằng Sông Cửu Long Đầu Tư Phát Triển Nghề Nuôi Tôm Đồng Bằng Sông Cửu Long Đầu Tư Phát Triển Nghề Nuôi Tôm

Theo dự báo của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2014 phấn đấu đạt 7 tỉ USD; trong đó riêng mặt hàng tôm là 3,5 tỉ USD, chiếm 50% về giá trị. Có thể nói, con tôm đang trở thành sản phẩm xuất khẩu chủ lực của ngành thủy sản, thế nhưng điều nghịch lý là hàng loạt hộ nuôi tôm ở ĐBSCL luôn phập phồng nỗi lo thua lỗ bởi dịch bệnh tràn lan và giá cả lên xuống thất thường...

03/11/2014
Liên Kết Vùng Để Nghề Nuôi Cá Tra Phát Triển Liên Kết Vùng Để Nghề Nuôi Cá Tra Phát Triển

Từ năm 2010 đến nay, Sóc Trăng không còn công nghiệp chế biến cá tra xuất khẩu, toàn bộ sản lượng cá thương phẩm đều bán cho các tỉnh lân cận. Theo thống kê của ngành thì người nuôi cá tra ở Sóc Trăng bị thua lỗ liên tục từ năm 2008 đến nay do chi phí đầu vào cao hơn từ 1.200 đến 2.500 đồng trên 1kg cá thương phẩm.

03/11/2014
Hiệu Quả Kinh Tế Cao Từmô Hình Nuôi Cá Chép V1 Làm Chính Hiệu Quả Kinh Tế Cao Từmô Hình Nuôi Cá Chép V1 Làm Chính

Chúng tôi tới thăm gia đình anh Trần Văn Dương khi anh đang cho cá ăn, dù đang bận tay với công việc nhưng gương mặt không giấu được niềm vui, anh nhẩm tính: “Với 4.000 m2 diện tích ao nuôi cá chép V1 làm chính, qua 4 tháng nuôi, tôi thấy cá lớn nhanh, trọng lượng trung bình đạt khoảng 400gam/con, với giá thị trường hiện nay là 35.000 đồng/kg, gia đình có thể thu lợi nhuận khoảng 27 triệu đồng”.

03/11/2014
Ninh Bình Nhân Rộng Mô Hình Nuôi Tôm Chân Trắng Theo VietGAP Ninh Bình Nhân Rộng Mô Hình Nuôi Tôm Chân Trắng Theo VietGAP

Những năm gần đây, tình trạng ô nhiễm môi trường tăng, tình hình biến đổi khí hậu và những khó khăn trong việc phát triển nuôi trồng thủy sản theo kiểu truyền thống đã ảnh hưởng không nhỏ đến ngành nuôi trồng thủy sản của Việt Nam. Nguyên nhân chủ yếu là chưa kiểm soát được 04 loại mối nguy gây mất an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh, an toàn môi trường và an toàn lao động.

03/11/2014
Tận Diệt Thủy Sản Hồ Trị An Trách Nhiệm Thuộc Về Ai? Tận Diệt Thủy Sản Hồ Trị An Trách Nhiệm Thuộc Về Ai?

Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Đồng Nai Phùng Cẩm Hà cho biết: “Những nơi đặt đăng chắn là các bãi, eo, ngách đến mùa cá thường vào sinh sản, loại lưới dày sẽ tận diệt hết thủy sản trên hồ. Loại lưới này ngành thủy sản đã cấm từ lâu và không cho sử dụng tại các sông, hồ”. Theo Khu Bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai, Hợp tác xã thương mại dịch vụ thủy sản Phước Lộc đã giải thể cách đây hơn 1 năm.

03/11/2014