Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Giải Pháp 9 Trong 1 Cho Cây Lúa

Giải Pháp 9 Trong 1 Cho Cây Lúa
Ngày đăng: 23/06/2014

Hiện ở đồng bằng Sông Cửu Long cũng như ở Sóc Trăng nhiều trà lúa hè thu đang bước vào giai đoạn làm đòng và trổ bông, đây là giai đoạn cực trọng liên quan tới năng suất lúa. Việc giữ cho cây lúa sạch bệnh, không bị sâu hại tấn công sẽ giúp lúa đạt năng suất cao.

Để có một vụ lúa bội thu nhà nông phải có nhiều kinh nghiệm trong canh tác từ khâu chọn giống, làm đất, bón phân đến khâu chăm sóc, theo từng giai đoạn phát triển của cây lúa đóng góp vào năng suất cuối vụ. Giai đoạn mạ quyết định số bông/m2., Giai đoạn đòng quyết định số hạt trên bông, Giai đoạn trổ quyết định số hạt chắc trên bông và trọng lượng 1000 hạt

Hiện nay, hầu hết các vùng lúa trọng điểm của đồng bằng Sông Cửu Long đang bước vào giai đoạn từ làm đòng đến trổ, giai đoạn này có 2 yếu tố cấu thành năng suất là đảm bảo số hạt chắc trên bông và gia tăng trọng lượng 1000 hạt.

Do đó, cần có chế độ chăm sóc đặc biệt và giải pháp phòng trừ sâu bệnh hiệu quả để bảo vệ năng suất lúa. Hiện tại, thời tiết mưa nhiều dịch bệnh có điều kiện phát sinh hại lúa. Đối với những trà lúa làm đòng- trổ bà con rất lo ngại dịch hại làm tổn thưởng lá đòng và bông lúa.

Trước tình hình này, nhiều cán bộ kỹ thuật công ty Hóa nông lúa vàng tổ chức nhiều buổi trao đổi với nông dân về các biện pháp quản lý dịch hại cho lúa, với mong muốn giúp bà con phòng trị các dịch hại hiệu quả và tiết kiệm.

Để đảm bảo được số hạt chắc trên bông và trọng lượng hạt thì cần nhiều yếu tố. Như bón phân đón đòng đúng lúc và đáp ứng đủ nguồn dinh dưỡng để cây lúa nuôi đòng và nuôi hạt sau này. Chọn giải pháp bảo vệ bộ lá đòng trước những dịch hại tấn công trên lá đòng như vàng lá, khô vằn, cháy bìa lá, sâu cuốn lá. Phòng trừ kịp thời các bệnh hại tấn công trên hạt, trên cổ bông như đạo ôn cổ bông, lem lép hạt, lép vàng do vi khuẩn.

Để đảm bảo số hạt chắc trên bông thì nên ngừa bệnh hơn là trị bệnh ,vì khi nấm bệnh đã xâm nhiễm vào hạt sẽ gây mất năng suất và giảm phẩm chất hạt gạo. Giải pháp 9 Trong 1 là giải pháp giúp bà con quản lý nhiều bệnh hiệu quả, tiết kiệm, giúp bông lúa thêm nhiều chắc hạt.

Cặp 9 trong 1 là sự phối hợp độc đáo giữa 2 dòng sản phẩm Curegold 375 SC và Physan 20 SL ngoài việc phòng ngừa được tất cả các bệnh hại ở thời điểm lúa trổ, cặp sản phẩm này còn có các dụng dưỡng xanh bộ lá đòng, giúp lúa tổng hợp được nhiều tinh bột, như vậy lúa sẽ vào gạo nhanh, hạt no tới cậy.

Nhìn chung khi trà lúa bước vào giai đoạn làm đòng- trổ trong điều kiện thời tiết mưa nhiêu, dễ phát sinh dịch bệnh, bà con cần chủ động phòng ngừa dịch bệnh nguy hiểm có thể ảnh hưởng lớn tới năng suất lúa như: bệnh đạo ôn cổ bông, vàng lá vi khuẩn, lem lép hạt, khô vằn… bằng việc chọn sản phẩm phòng trị có chất lượng, phun thuốc theo nguyên tắc 4 đúng để bảo vệ bộ lá đòng, tiết kiệm chi phí sản xuất. Việc bón phân đón đòng đúng thời điểm sẽ giúp cho có đòng no, trổ khỏe, bông lúa to và nhều hạt chắc.


Có thể bạn quan tâm

Phòng trừ bệnh hại trên cây hoa lily Phòng trừ bệnh hại trên cây hoa lily

Sở KH-CN vừa tổ chức nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu biện pháp phòng trừ bệnh hại trên cây hoa lily tại Quảng Nam”, do Th.S Nguyễn Văn Tân - Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh chủ nhiệm.

24/08/2015
Cà Mau sẽ tiếp tục chuyển đổi cơ cấu nghề khai thác Cà Mau sẽ tiếp tục chuyển đổi cơ cấu nghề khai thác

Cà Mau là tỉnh có thế mạnh về đánh bắt thủy sản. Tuy nhiên, hoạt động khai thác của ngư dân hiện nay vẫn tồn tại nhiều hạn chế. Trong định hướng phát triển, tỉnh sẽ tiếp tục chuyển đổi cơ cấu nghề, tập trung khai thác các đối tượng có giá trị kinh tế, có khả năng xuất khẩu như: tôm, mực, cá ngừ, cá thu, nhóm cá nổi lớn.

25/08/2015
Năm 2020, sản lượng cá hồi nuôi đáp ứng 70-80% nhu cầu tiêu dùng Năm 2020, sản lượng cá hồi nuôi đáp ứng 70-80% nhu cầu tiêu dùng

Đây là mục tiêu đặt ra tại Quyết định 3195/QĐ-BNN-TCTS do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành phê duyệt Quy hoạch phát triển cá nước lạnh đến năm 2020, tầm nhìn 2030.

25/08/2015
Nông dân được hỗ trợ thực hiện mô hình nuôi tôm siêu thâm canh 25 tấn/ha/vụ Nông dân được hỗ trợ thực hiện mô hình nuôi tôm siêu thâm canh 25 tấn/ha/vụ

UBND tỉnh Trà Vinh vừa phê duyệt đề tài “Nghiên cứu xây dựng và ứng dụng mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei Boone, 1931) siêu thâm canh tại các huyện Cầu Ngang, Duyên Hải và Châu Thành. Tổng kinh phí thực hiện dự án là 5 tỷ đồng (trong đó ngân sách là 2.437.730.000 đồng, vốn đối ứng của dân là 2.562.270.000 đồng) từ nguồn ngân sách sự nghiệp khoa học công nghệ; thời gian thực hiện 24 tháng (từ tháng 8/2015 đến tháng 8/2017).

25/08/2015
Quỳnh Lưu (Nghệ An) thả nuôi 300 ha tôm vụ 2 Quỳnh Lưu (Nghệ An) thả nuôi 300 ha tôm vụ 2

Sau khi thu hoạch tôm vụ 1, người nuôi tôm Quỳnh Lưu (Nghệ An) tiến hành xử lý, cải tạo ao đầm, nạo vét kênh mương, vệ sinh môi trường vùng nuôi đúng quy trình kỹ thuật để tiếp tục thả giống vụ 2.

25/08/2015