Giá vải thiều cao nhất 60 năm, thanh long thê thảm

Tại Tiền Giang, thanh long ruột trắng chỉ bán được 3.000 đồng/kg, thấp nhất từ trước đến nay.
Ngoài ra, chôm chôm bước vào vụ mùa chưa lâu nhưng giá đã giảm mạnh. Hiện giá chôm chôm thường được bán ra chỉ còn hơn 2.000 đồng/kg, loại Thái và nhãn giá 6.000-7.000 đồng/kg, chỉ bằng một nửa giá so với thời điểm này năm ngoái. Nguyên nhân giá giảm là do được mùa, sản lượng tăng.
Tuy nhiên, tại thời điểm này, giá các loại sầu riêng của tỉnh Lâm Đồng được cho là cao nhất trong những năm qua. Hiện sầu riêng ghép như Mongthong, Ri6, Đô Na giá 24.000-28.000 đồng/kg, tăng khoảng 10.000 đồng/kg so với năm 2014.
Tính đến thời điểm hiện tại, cơ bản, lượng vải thiều toàn tỉnh Bắc Giang đã được tiêu thụ hết. Vụ vải năm nay được cho là được mùa và giá cao nhất trong hơn 60 năm qua (giá bán tại vườn trung bình 17.000 đồng/kg).
Ghi nhận tại một số chợ lẻ trên địa bàn TP.HCM cho thấy trong những ngày qua một số mặt hàng rau củ tăng giá khá mạnh. Cải xanh từ 15.000 đồng/kg tăng lên 20.000 đồng/kg; hành tây Trung Quốc về nhiều, bán với giá 18.000-20.000 đồng/kg trong khi hành tây Đà Lạt 35.000 đồng/kg.
Tiểu thương cho biết giá rau tăng do ảnh hưởng mưa lũ khiến mặt hàng này bị hư hỏng, dập nát nhiều. Một hợp tác xã sản xuất rau tại Củ Chi (TP.HCM) cũng cho hay mưa nắng thất thường cộng với giông lốc khiến cho rau củ bị héo, rụng nụ sớm nên sản lượng giảm từ 10% đến 20%. Hiện cải xanh giá bán tại vườn 14.000 đồng/kg, khổ qua 11.000 đồng/kg, tăng 10%-30% so với trước.
Có thể bạn quan tâm

Để thực hiện chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện Hóc Môn (TPHCM) chuyển đổi cây trồng vật nuôi có hiệu quả thấp sang hiệu quả cao, UBND huyện Hóc Môn đã thực hiện chương trình chuyển đổi từ đất trồng lúa năng suất thấp sang trồng rau có giá trị cao, cung cấp sản phẩm rau an toàn cho thị trường thành phố.

Tỉnh An Giang thực hiện chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ rau màu do Công ty Cổ phần rau quả thực phẩm An Giang (Antesco) đầu tư liên kết, hợp tác với nông dân trồng rau màu trong tỉnh, đã góp phần nâng giá trị sản xuất, khai thác đất nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân, và tạo được nguồn hàng phong phú phục vụ cho xuất khẩu.

Điểm mới nhất của chương trình sản xuất hàng hóa chất lượng cao (CLC) năm 2015 là việc TP Hà Nội chuyển giao về các huyện triển khai. Hiệu quả của chương trình trong 5 năm qua đã trở thành động lực thúc đẩy các địa phương tiếp tục mở rộng diện tích với nhiều giống lúa cho năng suất và chất lượng hơn.

Nhằm tiết kiệm nguồn nước cũng như để duy trì sản xuất trong mùa khô hạn, nhiều nông dân ở thôn Sơn Hải 2 (xã Phước Dinh, Thuận Nam, Ninh Thuận) đã chủ động lắp đặt hệ thống tưới nước tiết kiệm, nhờ đó nhiều diện tích đất trước đây vào mùa khô thường bỏ hoang hoặc cho năng suất cây trồng thấp, nay đã được đưa vào sản xuất mang lại hiệu quả.

Thực hiện kế hoạch chuyển đổi 642 ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng các loại màu, đến nay huyện Tiểu Cần đã chuyển đổi được 141ha đất giồng cát, đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng 02 vụ màu – 01 vụ lúa, hoặc chuyên sản xuất cây màu, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của nhân dân tại các khu vực này.