Giá trị xuất khẩu nông lâm thủy sản trong tháng 9 đồng loạt giảm

Trong số các mặt hàng nông sản gặp khó khăn, xuất khẩu nông sản chính đạt 973 triệu USD (giảm 14,6%); thủy sản đạt 541 triệu USD (giảm 8,9%) và lâm sản ước đạt 474 triệu USD (giảm 23,2%) so với tháng 8/2015.
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hầu hết các mặt hàng nông sản chính trong tháng 9 đều giảm khối lượng và giá trị xuất khẩu so với tháng 8, chỉ có mặt hàng sắn và các sản phẩm từ sắn tăng 25,9% về khối lượng và tăng 10,7% về giá trị.
Lũy kế 9 tháng, xuất khẩu mặt hàng cà phê, gạo, chè giảm sâu cả về lượng và giá trị xuất khẩu tương ứng là -31,2% và -32,2%; gạo giảm -10,1% và -15,7%; chè giảm -8,8% và -8,1%. Riêng hạt tiêu, lượng xuất khẩu giảm mạnh (-21,2%) nhưng nhờ giá xuất khẩu tăng nên giá trị giảm nhẹ (-1,3%) so với cùng chu kỳ.
Báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng cho thấy, tổng kim ngạch xuất khẩu trong 9 tháng của các mặt hàng nông sản chính ước đạt trên 10,3% tỷ USD (giảm 7,2% so với cùng kỳ năm 2014); đồ gỗ và lâm sản chính đạt 5,03 tỷ USD (tăng 6,6%); xuất khẩu thủy sản đạt gần 4,7 tỷ USD (giảm 17,8%).
Tương tự, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản 9 tháng ước đạt gần 21,7 tỷ USD (giảm 5,0%) so với cùng kỳ năm trước.
Thặng dư thương mại toàn ngành đạt gần 4,2 tỷ USD (giảm 37,2%) so với cùng kỳ.
Giá trị nhập khẩu nông sản và vật tư nông nghiệp trong 9 tháng ước đạt 17,4 tỷ USD (tăng 8,5%). Trong đó, nhập khẩu một số mặt hàng chính đạt khoảng 13,1 tỷ USD (tăng 5,5%) so với cùng kỳ năm trước.
Có thể bạn quan tâm

Theo tìm hiểu của chúng tôi, 1 ha quýt đường hiện cho thu nhập gấp nhiều lần so trồng điều hoặc cao su. Tuy nhiên, trồng quýt đường đòi hỏi có sự am hiểu về loại cây này. Trồng 1 ha, tiền đầu tư giống, phân bón, công chăm sóc khoảng 30-40 triệu đồng.

Vừa qua, tàu vỏ composite câu cá ngừ đại dương của Công ty Yanmar (Nhật Bản) đặt hàng thử nghiệm cho ngư dân Việt Nam đã chính thức hạ thủy. Liệu đã đến lúc, tàu vỏ composite khẳng định vị thế.

Từ thực tế nhiều gia đình thiếu vốn, thiếu kiến thức về khoa học kỹ thuật để nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp, 22 hộ dân ở thôn 8 xã Nhân Đạo (Đắk R’lấp) đã thành lập Tổ giúp nhau phát triển kinh tế. Qua nhiều năm hoạt động, tổ thực sự đã là chỗ dựa tin cậy cho các tổ viên trong việc xóa đói giảm nghèo, làm giàu bền vững trên chính mảnh đất của mình.

Vai trò của cây lúa lai trong việc tăng năng suất, sản lượng lúa và nhất là trong việc chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo đảm an ninh lương thực, nâng cao giá trị xuất khẩu là rất quan trọng. Việc Trung tâm nghiên cứu và phát triển lúa lai của Tập đoàn Syngenta tại Nam Định đi vào hoạt động sẽ đáp ứng được nhu cầu này.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNN) vừa phê duyệt 4 giống ngô biến đổi gene đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi. Đó là các giống ngô Bt 11, MIR162 của Công ty TNHH Syngenta Việt Nam và MON 89034 và NK603 của Công ty TNHH Dekalb Việt Nam (Monsanto).