Giá trị xuất khẩu nông lâm thủy sản trong tháng 9 đồng loạt giảm

Trong số các mặt hàng nông sản gặp khó khăn, xuất khẩu nông sản chính đạt 973 triệu USD (giảm 14,6%); thủy sản đạt 541 triệu USD (giảm 8,9%) và lâm sản ước đạt 474 triệu USD (giảm 23,2%) so với tháng 8/2015.
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hầu hết các mặt hàng nông sản chính trong tháng 9 đều giảm khối lượng và giá trị xuất khẩu so với tháng 8, chỉ có mặt hàng sắn và các sản phẩm từ sắn tăng 25,9% về khối lượng và tăng 10,7% về giá trị.
Lũy kế 9 tháng, xuất khẩu mặt hàng cà phê, gạo, chè giảm sâu cả về lượng và giá trị xuất khẩu tương ứng là -31,2% và -32,2%; gạo giảm -10,1% và -15,7%; chè giảm -8,8% và -8,1%. Riêng hạt tiêu, lượng xuất khẩu giảm mạnh (-21,2%) nhưng nhờ giá xuất khẩu tăng nên giá trị giảm nhẹ (-1,3%) so với cùng chu kỳ.
Báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng cho thấy, tổng kim ngạch xuất khẩu trong 9 tháng của các mặt hàng nông sản chính ước đạt trên 10,3% tỷ USD (giảm 7,2% so với cùng kỳ năm 2014); đồ gỗ và lâm sản chính đạt 5,03 tỷ USD (tăng 6,6%); xuất khẩu thủy sản đạt gần 4,7 tỷ USD (giảm 17,8%).
Tương tự, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản 9 tháng ước đạt gần 21,7 tỷ USD (giảm 5,0%) so với cùng kỳ năm trước.
Thặng dư thương mại toàn ngành đạt gần 4,2 tỷ USD (giảm 37,2%) so với cùng kỳ.
Giá trị nhập khẩu nông sản và vật tư nông nghiệp trong 9 tháng ước đạt 17,4 tỷ USD (tăng 8,5%). Trong đó, nhập khẩu một số mặt hàng chính đạt khoảng 13,1 tỷ USD (tăng 5,5%) so với cùng kỳ năm trước.
Có thể bạn quan tâm

Bà Lê Thị Như ở thôn Mỹ Phú, xã An Hiệp, cho biết: Giá rau mồng tơi tăng cao như vậy là do mùa nắng nóng nhu cầu ăn canh rau trong mỗi gia đình tăng cao. Hơn nữa, mùa này nguồn nước ngọt dùng để tưới rau rất khan hiếm, ít người trồng rau nên giá rau tăng vọt lên.

Theo số liệu thống kê của Sở NNPTNT Vĩnh Long, hiện toàn tỉnh có trên 7.730ha trong tổng số 9.330ha vườn trồng nhãn bị nhiễm bệnh chổi rồng, trong đó vườn bị bệnh nặng (tỷ lệ nhiễm trên 70%) là gần 3.000ha. Nhiều nhà vườn đành phải ngậm ngùi đốn bỏ vườn nhãn...

Mà có gì mới đâu! Thật ra VAC có từ thời hồng hoang rồi. Tôi nhớ từ bé, nhà nào cũng có ao thả cá, có chuồng lợn, đàn gà, chuồng trâu, có mảnh vườn trồng rau mùa nào thức ấy. Đó là mô hình tự cấp tự túc khép kín. Nhỏ, nhưng bền vững. Khi ấy công cụ và phương tiện nghèo nàn, nên VAC phù hợp khá lâu dài.

Trái trúc là loại cây sống ở vùng đồi núi cùng họ với chanh, trái có vị chua dùng để lấy nước, đặc biệt có mùi thơm giữ rất lâu.

Dịch cúm gia cầm xảy ra ở VN vào thời điểm cuối năm 2003, đến nay đã hơn 10 năm. Thế nhưng đến nay dịch cúm vẫn hoành hành và gây thiệt hại rất nặng.