Giá Trị Xuất Khẩu Cao Su Sang Trung Quốc, Malaysia Giảm Mạnh

Giá cao su XK bình quân 6 tháng đầu năm 2014 đạt 1.870 USD/tấn, giảm 25,76% so với cùng kỳ năm trước.
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT): Ước tính khối lượng XK cao su tháng 7 đạt 103 nghìn tấn với giá trị 175 triệu USD, nâng tổng lượng cao su XK 7 tháng đầu năm đạt 451 nghìn tấn với giá trị 828 triệu USD, giảm 10% về khối lượng và giảm 32,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013.
Giá cao su XK bình quân 6 tháng đầu năm 2014 đạt 1.870 USD/tấn, giảm 25,76% so với cùng kỳ năm trước. Mặc dù Trung Quốc và Malaysia vẫn duy trì là thị trường tiêu thụ cao su lớn nhất của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2014, nhưng lại có xu hướng giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2013. Cụ thể: Trung Quốc giảm 23,6% về khối lượng và giảm 42,61% về giá trị; Malaysia giảm 13,41% về khối lượng và giảm 41,32% về giá trị.
Cũng theo Bộ NN&PTNT, ước khối lượng NK cao su trong tháng 7 đạt 25 nghìn tấn với giá trị đạt 49 triệu USD, đưa khối lượng NK mặt hàng này trong 7 tháng đầu năm đạt 177 nghìn tấn, giá trị NK đạt 353 triệu USD, giảm 1,2% về lượng và giảm 11,9% về giá trị so với cùng kỳ năm trước.
Thị trường NK cao su chủ yếu từ các nước như Hàn Quốc (chiếm 21,5%), Nhật Bản (17,2%) và Campuchia (11,6%). Trung Quốc là thị trường NK cao su lớn thứ 6 của Việt Nam, chiếm 5,4% tổng kim ngạch NK. So với cùng kỳ năm 2013, tổng khối lượng NK cao su từ thị trường này trong 6 tháng đầu năm 2014 tăng 9,3%, tuy nhiên kim ngạch NK chỉ tăng nhẹ 0,8%.
Có thể bạn quan tâm

Chỉ với 60 triệu đồng vốn đầu tư ban đầu, đến nay mô hình nuôi ba ba của ông Vũ Văn Tuấn ngụ ấp 6, xã Minh Thắng, huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước đã cho thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Mô hình hiệu quả này được các hộ nông dân ở xã Minh Thắng học tập.
Hàng ngàn dân nghèo sống ở đôi bờ sông Hậu thuộc địa bàn các tỉnh An Giang và Đồng Tháp sẽ có công ăn việc làm sau khi nhà máy chế biến thức ăn thủy sản Sao Mai đi vào hoạt động.

Cà Mau là một trong những vùng kinh tế thủy sản trọng điểm của cả nước, với vị trí địa lý, điều kiện thổ nhưỡng đã tạo nên tiềm năng và lợi thế phát triển thủy sản cho tỉnh Cà Mau, đặc biệt là nuôi tôm.
Sau 3 ngày 3 đêm thực hiện chuyến biển thực nghiệm khai thác, xử lý bảo quản cá ngừ đại dương (CNĐD) dưới sự hướng dẫn trực tiếp của 4 chuyên gia Nhật Bản, ngày 9.10, ba tàu cá của các ngư dân đã cập Cảng cá Quy Nhơn.
Ngày 07/10/2015, Chính phủ đã ban hành Nghị định 89/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 67/2014/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản