Giá Tôm Tăng Nhanh, Nông Dân Lãi Cao

Những tháng cuối năm, giá tôm sú và tôm thẻ chân trắng các loại liên tục tăng cao, cộng với tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi canh và bán thâm canh đã dần ổn định nên nông dân nuôi tôm vô cùng phấn khởi vì rủi ro giảm, lợi nhuận cao.
Người nuôi tôm có lãi cao
Bà Nguyễn Thị Loan, thương lái thu mua tôm ở xã Phước Trung, huyện Gò Công Đông (Tiền Giang) cho biết, mấy ngày nay giá thu mua tôm sú và tôm thẻ chân trắng các loại tại ao đã tăng thêm 5.000- 10.000 đồng/kg so với nửa tháng trước. Hiện nay, tôm thẻ chân trắng cỡ 100 con/kg có giá 95.000- 99.000 đồng/kg, tôm thẻ chân trắng loại 40 con/kg giá 170.000 đồng/kg, tôm thẻ chân trắng loại 60 con/kg giá 146.000 đồng/kg, tôm sú loại 40 con/kg giá 180.000 đồng/kg, tôm sú loại 30 con/kg có giá 200.000 - 230.000 đồng/kg.
Theo nhận định của các chuyên gia ngành nông nghiệp, sự thiếu hụt nguồn tôm nguyên liệu thế giới cùng với sự khởi sắc của thị trường xuất khẩu tôm là nguyên nhân khiến giá tôm thẻ chân trắng và tôm sú các loại tăng mạnh trong thời gian gần đây giúp người nuôi tôm có lợi nhuận cao ngất.
Trong thời gian tới, giá tôm nguyên liệu được dự báo sẽ tiếp tục tăng khi các doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam tập trung khai thác thị trường Mỹ khi Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) công bố tôm Việt Nam không bán phá giá vào thị trường này và Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ (ITC) công nhận tôm Việt Nam không nhận bất kỳ sự trợ cấp nào từ chính phủ.
Ông Cao Văn Châu, nông dân có 2 ao nuôi tôm thẻ chân trắng diện tích mặt nước 7.000m2 ở xã Đồng Sơn, huyện Gò Công Tây (Tiền Giang) cho biết, vụ tôm đầu tiên hồi đầu năm của tôi bị bệnh hoại tử gan tụy chết vào khoảng 35 ngày tuổi nhưng do giá tôm thẻ chân trắng loại 100 con/kg lúc này chỉ 80.000 đồng/kg nên bị lỗ 80 triệu đồng.
Vụ thứ 2, may mắn tôm phát triển thuận lợi đến khi tôm nuôi đạt cỡ thu hoạch 100 con/kg cách đây 1 tháng bán với giá 92.000 đồng/kg, lời được 290 triệu đồng. Vụ tôm thứ 3 đang thả nuôi được hơn 1 tháng tuổi, phát triển thuận lợi, cộng với giá tôm cỡ 100 con/kg đang ở mức 96.000 - 98.000 đồng/kg nên hứa hẹn thắng lớn.
Tại xã Tân Thạnh, huyện Tân Phú Đông (Tiền Giang), nông dân nuôi tôm Nguyễn Văn Tám phấn khởi cho biết, gần như các hộ nuôi tôm nước lợ ở địa phương này đều thả nuôi tôm thẻ chân trắng. Những vụ tôm trước trong năm nay, nhiều bà con nuôi tôm bị dịch bệnh, thua lỗ phải thiếu nợ tiền thức ăn, thuốc, hóa chất của đại lý. Vụ tôm này, mặc dù tôm cũng khó nuôi nhưng do “trúng giá” nhiều bà con nuôi tôm vẫn “tới đích” với lợi nhuận mỗi công (1.000m2) mặt nước tới hơn 100 triệu đồng, tính ra mỗi hecta lợi nhuận hơn 1 tỷ đồng.
Cần có thời gian ngắt vụ
Theo ông Lê Hải Chiến, ncó 2 ao tôm diện tích 7.500 m2 nuôi tôm thẻ chân trắng ở xã Phước Trung, huyện Gò Công Đông (Tiền Giang), vụ tôm năm nay không thể nói là thành công mỹ mãn do dịch bệnh trên tôm xảy ra khá nhiều ở những hộ lân cận. Tuy nhiên, nhờ giá tôm tăng cao “kỷ lục” mà những người nuôi tôm thành công có lãi cao, người nuôi tôm bệnh cũng ít lỗ hơn nên đây là một năm khá thuận lợi cho người nuôi tôm. Ông Chiến cho hay, từ đầu năm đến nay ông đã thu hoạch 2 vụ tôm thẻ chân trắng lời được 700 triệu đồng, Vụ tôm thẻ chân trắng đang thả nuôi có chiều hướng phát triển tốt với giá tôm tăng cao hứa hẹn sẽ tiếp tục có vụ mùa bội thu.
Theo ông Phan Hữu Hội, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Tiền Giang, những tháng đầu năm nay, tình hình dịch bệnh trên tôm diễn biến phức tạp khiến nhiều hộ nuôi tôm bị dịch bệnh phải chịu mất trắng. Dù vậy, từ tháng 3 đến nay, nhất là khi mưa xuống nhiều thì tình hình dịch bệnh trên tôm đã ổn định trở lại, cộng với việc giá tôm tăng cao nên rủi ro trong nuôi tôm giảm hẳn, nhiều nông dân nuôi tôm thu lãi hàng trăm triệu đồng chỉ với vài ngàn mét vuông mặt nước ao nuôi tôm.
Tuy nhiên, ông Hội khuyến cáo, người nuôi tôm không nên ham giá cao, lợi nhuận lớn mà tiếp tục thả tôm giống trong những tháng cuối năm, bởi trong thời gian này nhiệt độ lạnh, độ mặn thấp, chất lượng giống thấp… là điều kiện thuận lợi để dịch bệnh trên tôm phát triển mạnh dẫn đến tỷ lệ rủi ro trong nuôi tôm cao.
Mặt khác, ao nuôi tôm cũng cần phải có thời gian ngừng nuôi tôm đồng loạt để cải tạo nền đáy ao, cắt mầm bệnh giữa hai vụ nuôi giúp vụ tôm sau thuận lợi hơn. Do đó, người nuôi tôm không nên thả giống từ ngày 01/10/2013 đến 31/12/2013 đối với nuôi tôm sú, và không thả giống từ ngày 15/11/2013 đến 31/12/2013 đối với nuôi tôm thẻ chân trắng.
Có thể bạn quan tâm

Viện Nghiên cứu Rau quả vừa gửi đến NNVN báo cáo "Kết quả khảo sát ảnh hưởng của điều kiện thời tiết đến khả năng ra hoa đậu quả của nhãn, vải ở các tỉnh miền Bắc", đồng thời đưa ra một số biện pháp kỹ thuật chăm sóc nhằm khuyến cáo bà con nông dân trong giai đoạn hiện nay.

Trong khi nông dân thiếu đất canh tác, làng nghề không có địa điểm tập kết nguyên liệu thì hơn 40 ha đất nông nghiệp tại xã Vân Hà, Đông Anh, Hà Nội lại bị bỏ hoang, hoặc trong tình trạng canh tác bấp bênh. Nguyên nhân cũng bởi các dự án không khớp nối hạ tầng khiến hệ thống kênh mương, thủy lợi phục vụ tưới tiêu cho sản xuất bị vùi lấp. Tình trạng này kéo dài nhiều năm nhưng các cơ quan chức năng vẫn chưa có phương án giải quyết.

Ông Phan Văn Lâm (SN 1941) ngụ ấp Phú Điền, xã Phú Thành A là người đầu tiên của huyện Tam Nông (Đồng Tháp) nuôi cá bống tượng ghép cá chình bông trong bè thành công. Với một bè 16 m2, vào đầu năm 2010, ông Lâm thả hơn 100 con cá bống tượng giống nuôi gần 1 tháng ông tiếp tục thả 50 kg cá chình bông giống vào bè nuôi ghép. Thức ăn cho cá giống là các loại cá, tép được đánh bắt ngoài tự nhiên, hoặc cá biển xay nhuyễn trộn với bột gòn.

Mức độ lây lan của nhóm này rất nhanh, có sức tàn phá ghê gớm, có thể dẫn đến huỷ diệt cả vùng cây lớn nhưng rất khó phòng trị vì chúng nằm sâu bên trong cành, thân, gốc cây thuốc hóa học không thể thấm vào bên trong được vì vậy việc phun thuốc trừ sâu hóa học hoàn toàn không có hiệu quả.

Đầu tháng 5/2012, chúng tôi có dịp qua Campuchia. Mặc dù mới chỉ bắt đầu vào vụ SX lúa mùa, nhưng thị trường phân bón nước này đã rất sôi động.