Giá Tôm Tăng Mạnh, Nông Dân Thu Lợi Cao

Trong vòng nửa tháng trở lại đây, giá tôm sú và tôm thẻ chân trắng (tôm nước lợ) trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng đã tăng mạnh trở lại sau một thời gian giảm nhẹ. Nhiều hộ dân nhờ giá tôm tăng mạnh đã thu bạc tỉ chỉ trong thời gian 2-3 tháng thả nuôi với loại tôm thẻ chân trắng.
Nhiều chủ trang trại nuôi tôm tại thị xã Vĩnh Châu và Trần Đề đang được các thương lái về tận ao thu mua với giá cao hơn so với hồi giữa tháng 10 từ 15.000-20.000 đồng/kg với tôm sú và từ 20.000-30.000 đồng/kg với tôm thẻ chân trắng tùy theo kích cỡ.
Cụ thể: tôm thẻ chân trắng loại 50 con/kg hiện có giá 185.000 - 190.000 đồng/kg, loại 60 con/kg có giá 175.000 đồng/kg và loại 100 con/kg cũng có giá 135.000 đồng/kg. Với tôm sú, loại 20 con/kg hiện đang khan hàng nên giá ở mức 270.000 đồng/kg, loại 30 con/kg có giá 230.000 - 235.000 đồng/kg, loại 40 con và 50 con có giá tương đương là 190.000 và 160.000 đồng/kg.
Giá tôm cao như vậy được cho là đang vào cuối vụ thu hoạch, lượng tôm không còn nhiều trong khi thị trường tôm xuất khẩu đang tốt lên, nhiều doanh nghiệp đã ký hợp đồng với đối tác với số lượng lớn để chuẩn bị cho mùa Nôel sắp tới nên gom hàng để dự trữ chế biến đã đẩy giá tôm lên cao.
Vụ tôm năm nay, tỉnh Sóc Trăng đã thả trên 42.000 ha tôm nước lợ, hiện đã thu hoạch trên 35.000 ha và với giá tôm cao như vậy nên theo Trung tâm Khuyến nông Sóc Trăng dự báo trong vụ nuôi tôm năm 2014 diện tích thả nuôi thẻ chân trắng và tôm sú của tỉnh có thể tăng mạnh, riêng tôm thẻ năm nay thả nuôi gần 15.000 ha thì vụ tới có khả năng vượt con số 20.000 ha. Nếu thuận lợi, sản lượng tôm nước lợ của tỉnh có thể đạt tới 100.000 tấn/vụ so với sản lượng khoảng 68.000 tấn như ước vụ tôm năm 2013 này.
Có thể bạn quan tâm

Sau thời gian ồ ạt đào ao ươm cá tra giống chạy theo lợi nhuận thì hiện bà con nông dân lại tính chuyện lấp ao do giá cá giảm nhanh trong khi giá thức ăn lại tăng cao.

Là huyện miền núi, diện mặt nước nuôi trồng thuỷ sản tuy không lớn với hơn 120 ha, nhưng nhiều năm nay, người dân huyện Bạch Thông (Bắc Kạn) đã biết khai thác lợi thế này để ổn định cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo.

Những năm gần đây, một số hộ dân ở xã Liên Minh (Vụ Bản - Nam Định) đã mạnh dạn đưa một số con nuôi vào sản xuất như nuôi dế giống, dế thương phẩm, nuôi hươu lấy nhung và lợn rừng cung cấp cho các nhà hàng, khách sạn… mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Khoảng 9 giờ sáng ngày 21-7, tại tuyến sông Hậu, đoạn khu vực Vịnh Cây Kìm, xã Khánh An (An Phú - An Giang) một con cá tra dầu nặng 86 kg đã dính lưới ngư dân. Con cá tra đã được ngư dân bán lại cho ông Huỳnh Thanh Hồng, Trưởng Công an xã Quốc Thái, với giá 180.000 đồng/kg.

Thời gian gần đây, nghề nuôi bò vỗ béo đã phát triển mạnh tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Bình Định mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người chăn nuôi, góp phần xóa đói giảm nghèo, cải thiện cuộc sống cho bà con nông dân.