Giá Tôm Tăng Mạnh, Nông Dân Thu Lợi Cao

Trong vòng nửa tháng trở lại đây, giá tôm sú và tôm thẻ chân trắng (tôm nước lợ) trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng đã tăng mạnh trở lại sau một thời gian giảm nhẹ. Nhiều hộ dân nhờ giá tôm tăng mạnh đã thu bạc tỉ chỉ trong thời gian 2-3 tháng thả nuôi với loại tôm thẻ chân trắng.
Nhiều chủ trang trại nuôi tôm tại thị xã Vĩnh Châu và Trần Đề đang được các thương lái về tận ao thu mua với giá cao hơn so với hồi giữa tháng 10 từ 15.000-20.000 đồng/kg với tôm sú và từ 20.000-30.000 đồng/kg với tôm thẻ chân trắng tùy theo kích cỡ.
Cụ thể: tôm thẻ chân trắng loại 50 con/kg hiện có giá 185.000 - 190.000 đồng/kg, loại 60 con/kg có giá 175.000 đồng/kg và loại 100 con/kg cũng có giá 135.000 đồng/kg. Với tôm sú, loại 20 con/kg hiện đang khan hàng nên giá ở mức 270.000 đồng/kg, loại 30 con/kg có giá 230.000 - 235.000 đồng/kg, loại 40 con và 50 con có giá tương đương là 190.000 và 160.000 đồng/kg.
Giá tôm cao như vậy được cho là đang vào cuối vụ thu hoạch, lượng tôm không còn nhiều trong khi thị trường tôm xuất khẩu đang tốt lên, nhiều doanh nghiệp đã ký hợp đồng với đối tác với số lượng lớn để chuẩn bị cho mùa Nôel sắp tới nên gom hàng để dự trữ chế biến đã đẩy giá tôm lên cao.
Vụ tôm năm nay, tỉnh Sóc Trăng đã thả trên 42.000 ha tôm nước lợ, hiện đã thu hoạch trên 35.000 ha và với giá tôm cao như vậy nên theo Trung tâm Khuyến nông Sóc Trăng dự báo trong vụ nuôi tôm năm 2014 diện tích thả nuôi thẻ chân trắng và tôm sú của tỉnh có thể tăng mạnh, riêng tôm thẻ năm nay thả nuôi gần 15.000 ha thì vụ tới có khả năng vượt con số 20.000 ha. Nếu thuận lợi, sản lượng tôm nước lợ của tỉnh có thể đạt tới 100.000 tấn/vụ so với sản lượng khoảng 68.000 tấn như ước vụ tôm năm 2013 này.
Có thể bạn quan tâm

Đối với cá chạch sụn, là một loài vật nuôi mới nên chưa thể đánh giá đúng tiềm năng của loài này, ông Hùng yêu cầu Chi cục Thủy sản kiến nghị Tổng cục Thủy sản nuôi khảo nghiệm đối với giống vật nuôi mới này.

Do tôm hùm giống bán được giá cao nên người dân tận thu, bắt cả những con tôm có kích thước rất nhỏ; cách thức vận chuyển, lưu giữ và ương tôm giống lại chưa phù hợp khiến tỷ lệ hao hụt tôm hùm giống lên đến 50%.

Nghe ông Nguyễn Văn Triền, Chủ tịch hội Nông dân xã Cam Thủy (huyện Lệ Thủy, Quảng Bình) kể về anh, tôi cứ lơ mơ không tin một thanh niên nông thôn, nhà nghèo, trầy trật mãi mới lấy được tấm đại học, cuối cùng lại về quê để hết nuôi nhím, kỳ đà lại đến nuôi gà. Anh là Ngô Văn Cường (SN 1982) ở thôn Đặng Lộc 1, xã Cam Thủy.

Dịch cúm gia cầm đã tạm lắng, chỉ còn 5 tỉnh có dịch chưa qua 21 ngày. Trong hai tuần qua, cả nước cũng không phát sinh ổ dịch nào.

Để tạo thuận lợi cho nông dân, xã phối hợp với HTX Cẩm Sơn (Hải Dương) hỗ trợ bà con về giống, đồng thời cử cán bộ tập huấn kỹ thuật: lên luống, bón phân, nước tưới, phòng trừ sâu bệnh... nên cây ớt sinh trưởng phát triển tốt. Sau khi thu hoạch, HTX Cẩm Sơn bao tiêu toàn bộ sản phẩm cho bà con nông dân.