Giá Tôm Tăng Mạnh, Nông Dân Thu Lợi Cao

Trong vòng nửa tháng trở lại đây, giá tôm sú và tôm thẻ chân trắng (tôm nước lợ) trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng đã tăng mạnh trở lại sau một thời gian giảm nhẹ. Nhiều hộ dân nhờ giá tôm tăng mạnh đã thu bạc tỉ chỉ trong thời gian 2-3 tháng thả nuôi với loại tôm thẻ chân trắng.
Nhiều chủ trang trại nuôi tôm tại thị xã Vĩnh Châu và Trần Đề đang được các thương lái về tận ao thu mua với giá cao hơn so với hồi giữa tháng 10 từ 15.000-20.000 đồng/kg với tôm sú và từ 20.000-30.000 đồng/kg với tôm thẻ chân trắng tùy theo kích cỡ.
Cụ thể: tôm thẻ chân trắng loại 50 con/kg hiện có giá 185.000 - 190.000 đồng/kg, loại 60 con/kg có giá 175.000 đồng/kg và loại 100 con/kg cũng có giá 135.000 đồng/kg. Với tôm sú, loại 20 con/kg hiện đang khan hàng nên giá ở mức 270.000 đồng/kg, loại 30 con/kg có giá 230.000 - 235.000 đồng/kg, loại 40 con và 50 con có giá tương đương là 190.000 và 160.000 đồng/kg.
Giá tôm cao như vậy được cho là đang vào cuối vụ thu hoạch, lượng tôm không còn nhiều trong khi thị trường tôm xuất khẩu đang tốt lên, nhiều doanh nghiệp đã ký hợp đồng với đối tác với số lượng lớn để chuẩn bị cho mùa Nôel sắp tới nên gom hàng để dự trữ chế biến đã đẩy giá tôm lên cao.
Vụ tôm năm nay, tỉnh Sóc Trăng đã thả trên 42.000 ha tôm nước lợ, hiện đã thu hoạch trên 35.000 ha và với giá tôm cao như vậy nên theo Trung tâm Khuyến nông Sóc Trăng dự báo trong vụ nuôi tôm năm 2014 diện tích thả nuôi thẻ chân trắng và tôm sú của tỉnh có thể tăng mạnh, riêng tôm thẻ năm nay thả nuôi gần 15.000 ha thì vụ tới có khả năng vượt con số 20.000 ha. Nếu thuận lợi, sản lượng tôm nước lợ của tỉnh có thể đạt tới 100.000 tấn/vụ so với sản lượng khoảng 68.000 tấn như ước vụ tôm năm 2013 này.
Có thể bạn quan tâm

Những năm gần đây, một số hộ dân trên địa bàn xã Hải Giang (huyện Đak Đoa, Gia Lai) đã thuần hóa, nuôi dưỡng thành công nhiều loài động vật sống trong tự nhiên và đem lại hiệu quả khá lạc quan. Trong đó, nuôi dúi và nhím được xem là mô hình mang lại lợi nhuận cao.

Thời điểm hiện nay, nông dân Bình Định tại các địa phương như: Phù Cát, An Nhơn, Tuy Phước, Phù Mỹ, Vĩnh Thạnh… đang vào cuối vụ thu hoạch ớt, với giá thu mua đang ở mức khá cao. Tại các chợ đầu mối thuộc phường Bình Định (thị xã An Nhơn), giá ớt tươi được các thương lái thu mua từ 20.000 - 24.000 đồng/kg, cao gấp đôi so với thời điểm chính vụ (từ tháng 4 đến tháng 7).

Giá cả diễn biến không thuận lợi, cộng với sự lấn át mạnh mẽ của cây thanh long làm cho diện tích cây đặc sản nếp bè ở huyện Chợ Gạo (Tiền Giang) ngày càng thu hẹp dần.

Sau gần 5 năm gắn bó với cây khoai sáp, nhiều hộ nông dân ở xã Cam Hòa (huyện Cam Lâm, Khánh Hòa) đã tìm được cho mình một loại cây trồng mang lại thu nhập cao. Tuy nhiên, người dân không nên ồ ạt mở rộng diện tích loại cây này vì đầu ra không ổn định, việc tiêu thụ phụ thuộc nhiều vào thương lái.

Từ đầu tháng 6 âm lịch, núi rừng Thất Sơn được “tắm mát” bởi những cơn mưa đầu mùa, cây cối vươn lên trong màu xanh non tươi mới. Đây cũng là thời điểm cây bơ, hồng quân, xoài cát Hòa Lộc, thanh ca bản địa, mãng cầu… trên núi đua nhau vào vụ.