Giá Tôm Tăng Mạnh, Nông Dân Thu Lợi Cao

Trong vòng nửa tháng trở lại đây, giá tôm sú và tôm thẻ chân trắng (tôm nước lợ) trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng đã tăng mạnh trở lại sau một thời gian giảm nhẹ. Nhiều hộ dân nhờ giá tôm tăng mạnh đã thu bạc tỉ chỉ trong thời gian 2-3 tháng thả nuôi với loại tôm thẻ chân trắng.
Nhiều chủ trang trại nuôi tôm tại thị xã Vĩnh Châu và Trần Đề đang được các thương lái về tận ao thu mua với giá cao hơn so với hồi giữa tháng 10 từ 15.000-20.000 đồng/kg với tôm sú và từ 20.000-30.000 đồng/kg với tôm thẻ chân trắng tùy theo kích cỡ.
Cụ thể: tôm thẻ chân trắng loại 50 con/kg hiện có giá 185.000 - 190.000 đồng/kg, loại 60 con/kg có giá 175.000 đồng/kg và loại 100 con/kg cũng có giá 135.000 đồng/kg. Với tôm sú, loại 20 con/kg hiện đang khan hàng nên giá ở mức 270.000 đồng/kg, loại 30 con/kg có giá 230.000 - 235.000 đồng/kg, loại 40 con và 50 con có giá tương đương là 190.000 và 160.000 đồng/kg.
Giá tôm cao như vậy được cho là đang vào cuối vụ thu hoạch, lượng tôm không còn nhiều trong khi thị trường tôm xuất khẩu đang tốt lên, nhiều doanh nghiệp đã ký hợp đồng với đối tác với số lượng lớn để chuẩn bị cho mùa Nôel sắp tới nên gom hàng để dự trữ chế biến đã đẩy giá tôm lên cao.
Vụ tôm năm nay, tỉnh Sóc Trăng đã thả trên 42.000 ha tôm nước lợ, hiện đã thu hoạch trên 35.000 ha và với giá tôm cao như vậy nên theo Trung tâm Khuyến nông Sóc Trăng dự báo trong vụ nuôi tôm năm 2014 diện tích thả nuôi thẻ chân trắng và tôm sú của tỉnh có thể tăng mạnh, riêng tôm thẻ năm nay thả nuôi gần 15.000 ha thì vụ tới có khả năng vượt con số 20.000 ha. Nếu thuận lợi, sản lượng tôm nước lợ của tỉnh có thể đạt tới 100.000 tấn/vụ so với sản lượng khoảng 68.000 tấn như ước vụ tôm năm 2013 này.
Có thể bạn quan tâm

Trong những năm gần đây, cây thanh long được trồng và tăng diện tích khá nhanh trên địa bàn xã Minh Thanh (Nguyên Bình - Cao Bằng), mở ra triển vọng có giá trị kinh tế cao bởi cây dễ trồng, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, sản phẩm được thị trường ưa chuộng.

Từ những kết quả của mô hình trồng thử nghiệm do Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với Viện Nghiên cứu rau quả triển khai vào năm 2007, cây cam Xã Đoài hiện đang được nhiều địa phương trong tỉnh đưa vào canh tác, hứa hẹn đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Vùng gò đồi K4, xã Hải Phú, huyện Hải Lăng, Quảng Trị là vùng chuyên canh cây cam tập trung lớn nhất tỉnh Quảng Trị, có tổng diện tích hơn 10 ha.

Nông dân trong tỉnh Phú Yên vừa thu hoạch xong lúa vụ hè thu năm 2015, năng suất bình quân 65 tạ/ha, cao hơn vụ hè thu năm ngoái 0,3 tạ/ha.

Những năm gần đây, nhiều tỉnh, thành vùng ĐBSCL đã đẩy mạnh áp dụng công nghệ sinh thái trong quản lý dịch hại trên lúa, hướng tới nền sản xuất nông nghiệp bền vững, đồng thời giúp nông dân giảm chi phí trong sản xuất, tăng lợi nhuận và nâng cao đời sống người dân nông thôn…