Giá Tôm Sú Và Tôm Thẻ Chân Trắng Tăng Nhẹ

Một số hộ nuôi tôm ở huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai) cho biết, giá tôm sú và tôm thẻ chân trắng các loại đồng loạt tăng giá khoảng 5 - 7 ngàn đồng/kg và tiếp tục tăng sau khi giảm giá mạnh vào cuối tháng 9 vừa qua.
Cụ thể, loại tôm sú cỡ 40 con/kg được bán với giá 175 - 185 ngàn đồng/kg, tôm sú loại 30 con/kg có giá 205 - 215 ngàn đồng/kg; tôm thẻ chân trắng loại 60 con/kg có giá 130 - 140 ngàn đồng/kg, tôm thẻ chân trắng loại 100 con/kg cũng được bán với giá 100 - 110 ngàn đồng/kg.
Trước tình hình này, nông dân có ao nuôi tôm rất phấn khởi. Họ đang tiếp tục bước vào mùa vụ mới sẵn sàng đáp ứng cho thị trường mùa Noel và Tết dương lịch sắp tới.
Có thể bạn quan tâm

Khi sản phẩm xuất khẩu ngày càng chịu sự kiểm tra gắt gao của các nước trên thế giới, giá tôm sú và tôm thẻ bấp bênh, quy trình sản xuất sạch của mô hình nuôi tôm công nghiệp và quảng canh cải tiến theo hướng VietGAP tạo bước đột phá cho nền kinh tế mũi nhọn Cà Mau phát triển bền vững.

Bóc một họp trà líp ton giá vài chục nghìn đồng, nếu vào nhà hàng, chỉ cần nhúng một tép trà vào một bộ tách đẹp, thêm chút ít chanh đường, thế đã là một thức nhấm cao cấp với giá tương đối cao

Theo Bộ NN&PTNT, hiện nay trong 152 trại sản xuất cá bột có đàn cá bố mẹ mới chỉ có 5,2% trại sản xuất cá bố mẹ đã qua chọn lọc di truyền từ Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II, trên 31% cơ sở sản xuất chọn mua cá bố mẹ từ nguồn cá tự nhiên.

Gần đây, phong trào nuôi cá lóc thương phẩm ở Bình Thuận phát triển mạnh, mang lại hiệu quả kinh tế ổn định cho người dân địa phương. Tuy nhiên, đối với nghề nuôi cá lóc hiện nay, khó khăn lớn nhất là quản lý nguồn nước và nguồn thức ăn cá tạp tươi đảm bảo chất lượng và số lượng.

Theo tính toán của người dân, cứ 1 kg (khoảng 1 vạn con) ốc hương giống nuôi trong một lồng (diện tích 3x4 m), sau 5 tháng sẽ cho 80-100 kg ốc thương phẩm, chi phí tính gộp chưa đến 4,5 triệu đồng.