Giá tôm nguyên liệu trong nước đã tăng từ 5-10%

Công ty Cổ phần Chế biến Thực phẩm Ngọc Trí (Ngọc Trí Seafood) cho biết trong 7 tháng đầu năm nay kim ngạch XK tôm của công ty đạt khoảng 40 triệu USD, tăng 7% so với cùng kỳ nam 2014. Thời gian này các thị trường NK tôm như Nhật Bản, Hàn Quốc bắt đầu tăng sức mua để phục vụ các dịp lễ cuối năm nay.
Giá tôm nguyên liệu trong nước đã tăng từ 5 - 10% tùy cỡ tôm trong khoảng 10 ngày trở lại đây. Tôm Việt Nam hiện khó cạnh tranh nổi với Ấn Độ và Indonesia khi giá trung bình cao hơn hẳn 1 - 2 USD/kg. 6 tháng đầu năm, giá tôm Việt Nam xuất sang Mỹ trung bình là gần 12 USD/kg, trong khi tôm Ấn Độ 10,2 USD, tôm Indonesia 10,3 USD/kg. Trong bối cảnh sản lượng tôm thế giới tăng, nhu cầu yếu từ các thị trường chính và giá tôm giảm ở các nước sản xuất chính (Ấn Độ, Thái Lan, Ecuador...), XK tôm Việt Nam sang các thị trường hàng đầu như Mỹ, Nhật Bản, EU ddeuf có xu hướng sụt giảm. Mặt khác, Thái Lan và các nước khác cũng đang tăng XK tôm sang các thị trường NK tôm lớn.
Trong 5 tháng cuối năm nay, Ngọc Trí Seafood sẽ tăng tốc XK và dự kiến kim ngạch sẽ tăng khoảng 60 - 70% so với cùng kỳ năm 2014.
Có thể bạn quan tâm

Xuất khẩu 1.103 lô, giảm 13,6% so với cùng kỳ năm 2013, trọng lượng 59.764 tấn, giảm 23,6%. Chủ yếu là các mặt hàng: Chuối xanh 1.059 tấn, gỗ ván bóc rừng trồng 36.321 tấn, sắn củ tươi 20.766 tấn, thảo quả 540 tấn, chanh quả 144 tấn, xoài quả tươi 180 tấn...

Với mặt hàng ca cao, giá đã có xu hướng tăng từ tháng 6/2013 ở mức 2.200 USD/T lên 3.200 USD/T vào tháng 10/2014 khi dịch Ebola uy hiếp châu Phi và gây lo âu cho toàn thế giới. Cùng với sự giảm nhiệt của dịch Ebola, giá ca cao hiện đã giảm xuống 2.874 USD/T (giá ngày 20/11).

Theo các chủ hộ tham gia mô hình, cá phát triển rất tốt. Sau 6 tháng nuôi cá trắm đen đạt 1,1 kg/con, cá chép V1 đạt 1,3 kg/con, cá mè đạt 1,5 kg/con. Sau trừ chi phí đầu tư, mô hình thu lợi nhuận khoảng 20 triệu đồng/mô hình. Đây là mô hình nuôi có hiệu quả cao kinh tế cao và sẽ được nhân rộng trong thời gian tới.

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi hợp lý. Chú trọng phát triển các mô hình sản xuất hiệu quả và đa dạng hóa các hoạt động sản xuất nông nghiệp đã giúp không ít nông dân ổn định cuộc sống, vươn lên làm giàu... Trong đó, mô hình sản xuất đa canh của nông dân Trần Minh Phúc (ấp Nhơn Lợi, xã Nhơn Mỹ, Chợ Mới) là một điển hình.

Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Thới Bình Nguyễn Hoàng Lâm cho biết, nuôi thuỷ sản vẫn là ngành kinh tế mũi nhọn của huyện. Do đó, việc phát triển diện tích tôm công nghiệp trên địa bàn huyện hiện nay là một tín hiệu đáng mừng. Ðiều đó thể hiện sự chuyển biến tích cực trong cách thức tổ chức sản xuất của người dân. Tuy nhiên, điều đáng lo là hạ tầng phục vụ nghề nuôi không phát triển theo kịp sẽ kéo theo nhiều hệ luỵ.