Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Giá thu mua lúa gạo nhích lên

Giá thu mua lúa gạo nhích lên
Ngày đăng: 14/10/2015

Với 2 hợp đồng tập trung này, ông Lê Thanh Khiêm, Phó giám đốc Công ty Lương thực Tiền Giang cho biết, trong bối cảnh xuất khẩu những tháng vừa qua trầm lắng, việc trúng 2 gói thầu có ý nghĩa rất lớn, kéo theo mặt bằng giá thu mua của bà con cao lên so với mức trước từ 100 - 150 đồng/kg.

Theo ông Khiêm, việc trúng thầu bán cho Indonesia ở mức tương đối, gạo 5% tấm, giá 355 USD/tấn; gạo 15% tấm giá 350 USD/tấn. Mức giá này so với tình hình hiện nay là được giá.

Nếu được phân bổ doanh nghiệp này có khả năng đáp ứng được số lượng, không lo nguồn cung.

Còn theo ông Lê Văn Bảnh, Phó cục trưởng Cục chế biến nông lâm thủy sản (Bộ NN&PTNT), những tháng trước đây, Việt Nam xuất khẩu gạo hơi chậm.

Gói trúng thầu bán cho Indonesia, Philippines với số lượng tương đối khá, nhờ đó, giá lúa của bà con ở Đồng bằng sông Cửu Long có nhích lên.

Tuy nhiên, mức giá trúng thầu vừa qua theo ông Bảnh không cao lắm, vì Việt Nam đang bị cạnh tranh ráo riết, nếu tăng giá sẽ khó trúng thầu.

Trên thực tế, Việt Nam đã từng thắng thầu hợp đồng cung cấp gạo cho Philippines cuối năm 2014 là nhờ đưa ra mức giá rẻ hơn so với các nước.

Trong 9 tháng đầu năm 2015, Việt Nam đã xuất khẩu được 4,35 triệu tấn, tương ứng giá trị 1,95 tỷ USD, giảm 9,12% về khối lượng và giảm 14,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014.

Việc trúng thầu 2 gói thầu này cho thấy nhu cầu thế giới đang tăng, cộng với việc tăng cường xúc tiến thương mại, vì thế sản lượng xuất khẩu có thể đạt mục tiêu đề ra là 6,8 triệu tấn trong năm nay.

"Đạt về sản lượng là một chuyện, còn có đạt về giá trị hay không lại là chuyện khác.

Hiện Việt Nam mới chỉ xuất khẩu loanh quanh sản phẩm gạo truyền thống gạo trắng hạt dài, mà chưa có đổi mới nên phải cạnh tranh gay gắt với các nước xung quanh như Thái Lan, Ấn Độ, Pakistan, Myanmar, đặc biệt gần đây nổi lên thị trường Campuchia", ông Bảnh cho hay.

Do vậy, để xuất khẩu bền vững hơn, cần có chiến lược phát triển tốt hơn.

Ông Bảnh phân tích, hiện nay, ngoài mặt hàng gạo truyền thống là gạo hạt dài trắng, nhiều doanh nghiệp làm gạo thơm, gạo chất lượng đã xuất khẩu trên 2 triệu tấn.

Như vậy giá cạnh tranh tốt hơn, thị trường đặc thù hơn, sẽ giảm bớt cạnh tranh.

Đặc biệt, có một số doanh nghiệp đa dạng hóa sản phẩm làm gạo hữu cơ, chất lượng tốt hơn, giá bán cao hơn, đồng thời tìm hiểu nhu cầu của từng thị trường, như Đông Bắc Á, Tây Âu, Nam Mỹ, Châu Phi… sản xuất theo yêu cầu của họ sẽ tăng khả năng cạnh tranh.

Nếu không có chiến lược, không tổ chức lại sản xuất thì gạo Việt sẽ cạnh tranh gay gắt và nông dân vẫn chịu thiệt thòi.


Có thể bạn quan tâm

Nuôi cá lồng bằng hàng phế phẩm ở chợ Nuôi cá lồng bằng hàng phế phẩm ở chợ

Hơn 15 năm nay, mô hình nuôi cá lồng ở thôn La Ỷ, Phú Thượng (Phú Vang, Thừa Thiên Huế) tận dụng nguồn hàng phế phẩm từ các chợ đã mang hiệu quả.

06/04/2015
Ốc Bươu Vàng Bị Mua Gom Ốc Bươu Vàng Bị Mua Gom

Ốc bươu vàng là đại dịch của nhà nông, cắn phá lúa gây thiệt hại nghiêm trọng, người dân tìm đủ cách diệt trừ nhưng không hết. Thịt ốc ăn không ngon, nhà nông chỉ chế biến cho cá tôm hay vịt ăn. Thế mà gần đây, ốc bươu vàng lại được thương lái thu gom xuất qua Trung Quốc!

03/11/2011
"Ca Cao UTZ" Lợi Đủ Đường

Hiện cả nước có khoảng 50.000 ha ca cao, trồng tập trung tại Bến Tre, Đắk Lắk, Quảng Ngãi, Bình Phước, Tiền Giang và Bà Rịa- Vũng Tàu. Nhiều diện tích đã áp dụng tiêu chuẩn "UTZ Certified, hữu cơ và thương mại công bằng" cho hiệu quả kinh tế cao, thân thiện môi trường...

22/03/2012
Nuôi Cá Tầm - Cá Hồi Trên Vằng Hên Nuôi Cá Tầm - Cá Hồi Trên Vằng Hên

Có rất nhiều người ủng hộ, nhưng cũng có rất nhiều người can ngăn khi biết ông Hoàng Văn Khiêm, xã Bằng Lãng, huyện Chợ Đồn ôm vài tỷ đồng lên mở trang trại nuôi cá tầm - cá hồi nơi rừng sâu heo hút.

13/08/2011
Trồng Gừng Thu Lợi Lớn Trồng Gừng Thu Lợi Lớn

Gừng là cây quá quen thuộc với bà con ta. Ở nông thôn, vườn nhà ai cũng có dăm khóm gừng để dùng trong gia đình. Nó vừa là gia vị, vừa là vị thuốc.

11/03/2012