Giá Rớt Thê Thảm, Dâu Bòn Bon Rụng Ngập Vườn

Những ngày qua, nhà vườn trồng dâu bòn bon ở huyện Phong Điền, TP.Cần Thơ như ngồi trên đống lửa bởi giá tuột dốc thê thảm, hàng ngàn tấn dâu bòn bon chín rục đầy vườn mà không ai mua.
Giá rớt thê thảm
Ngày 4.6, trao đổi với phóng viên NTNN, lão nông Nguyễn Văn Ơn buồn bã cho biết: “Mấy ngày nay giá dâu bòn bon chỉ còn 1.000 đồng/kg, trong khi những năm trước, khi vào chính vụ, thương lái vẫn vào tận vườn hái mua với giá 6.000 - 7.000 đồng/kg. Năm nay, dâu bon rớt giá thảm hại mà thương lái không buồn mua”.
Theo ghi nhận của chúng tôi, vườn dâu bòn bon của ông Ơn đã chín vàng rực, trái rụng khắp vườn. Trước cảnh thương lái không thu mua dâu bòn bon, ông Ơn đã huy động mọi người trong gia đình hái đem ra chợ bán để vớt vát, nhưng mỗi ngày cũng chỉ bán được dăm kg.
“Tiền bán dâu bòn bon không đủ tiền đổ xăng, vận chuyển đi về, nói chi đến việc bù lỗ tiền phân bón, chăm sóc. Từ đầu vụ đến giờ, 4 công dâu bòn bon bán chưa được 1/3. Giá thấp, thương lái không mua gia đình tôi đành để dâu bòn bon chín rụng trong vườn, nhìn dâu bòn bon rụng mà xót xa!” - ông Ơn than thở.
Theo tìm hiểu của phóng viên, mọi năm dâu bon xanh giá dao động từ 15.000 - 20.000 đồng/kg đầu vụ, nhưng nay thương lái cân chỉ còn 3.500 - 4.000 đồng/kg tại vườn (tùy loại dâu bòn bon đẹp, xấu). Nhưng thương lái cũng chỉ cân cầm chừng chứ không mua hết vườn như những năm trước. Còn dâu bòn bon xiêm thì giá nhích hơn một chút, đạt 5.000 – 6.000 đồng/kg (đầu vụ giá khoảng 20.000 - 25.000 đồng/kg).
Trong khi hàng ngàn tấn dâu bòn bon ở Phong Điền đang ùn ứ đầu ra thì hàng trăm ha dâu bòn bon Hạ Châu tại huyện này cũng đang chuẩn bị vào chính vụ. Loại dâu bòn bon này được xem là trái cây đặc sản của huyện và đã được đăng ký thương hiệu, hàng năm giá bán lẻ đạt khoảng 50.000 đồng/kg lúc đầu vụ, nhưng với tình hình dâu bòn bon tiêu thụ chậm, giá thấp như hiện nay thì những nhà vườn trồng dâu bon đặc sản cũng rầu thúi ruột, đứng ngồi không yên.
“Mấy ngày qua, gia đình tôi lo lắng, ăn ngủ không yên vì dâu bòn bon bán rất chậm. Nếu đầu ra của các loại dâu bon bế tắc kéo dài, chắc chắn cũng sẽ ảnh hưởng đến giá bán của dâu bon Hạ Châu” – chị Ba Hồng lo lắng nói.
Nghiên cứu làm nước ép
Trao đổi với phóng viên, bà Nguyễn Thị Mỹ Ái - Phó Trưởng phòng NNPTNT huyện Phong Điền cho biết: “Toàn huyện có hơn 500ha dâu bòn bon các loại. Khoảng 2 tuần nay, giá dâu bòn bon các loại trên địa bàn sụt giảm trầm trọng, khiến nhà vườn thua lỗ nặng”.
Cũng theo Phòng NNPTNT huyện Phong Điền, hiện tượng dâu bòn bon rớt giá thảm hại như vừa qua là do 2 nguyên nhân chính: Một là sản lượng dâu bon năm nay tăng bất thường, trung bình 1ha trồng dâu bon, mỗi năm cho khoảng 20 tấn, nhưng năm nay mỗi ha cho tới 40-50 tấn, trái dâu bòn bon lại có vị chua hơn năm ngoái nên bị thương lái chê; hai là do thị trường Campuchia (thị trường chính của dâu bòn bon Phong Điền) “ăn” hàng ít hơn mọi năm.
Dâu bòn bon miền Tây có nhiều giống, trong đó loại ngọt và hơi ngọt. Có dâu bòn bon xanh, dâu bòn bon Bà Phước, Hạ Châu… Dâu bòn bon có màu sắc đẹp, trái sai, đều, độ ngọt cao và thích hợp với nhiều loại đất. Ngoài việc đưa trái dâu bòn bon đi khắp nơi tiêu thụ, một số nông dân còn cho khách du lịch tham quan, hái trái tại vườn.
Chiều 4.6, trao đổi với phóng viên NTNN, ông Trần Thái Nghiêm – Trưởng phòng NNPTNT huyện Phong Điền cho biết:
“Những năm trước, bình quân thương lái xuất qua thị trường Campuchia bằng đường tiểu ngạch khoảng 2.000 – 3.000 tấn dâu bon, còn lại phần lớn tiêu thụ nội địa. Cũng do đặc điểm của mặt hàng này chủ yếu ăn tươi, không bảo quản được lâu nên rất khó tìm thị trường xuất khẩu”.
“Để khắc phục tình trạng dâu bòn bon trúng mùa mất giá, chúng tôi đã đặt hàng Trường Đại học Cần Thơ nghiên cứu làm sản phẩm nước ép và rượu chế biến từ trái dâu bòn bon. Đồng thời, ngành nông nghiệp cũng đang hướng dẫn người dân phân bổ diện tích trồng dâu bòn bon và các loại nông sản khác một cách hợp lý, hướng tới trồng các loại trái cây đặc sản có thương hiệu như cam mật, chanh không hạt, nhãn Iso…” – ông Nghiêm cho biết thêm.
Có thể bạn quan tâm

Trạm Khuyến nông huyện Gia Lâm (Hà Nội) vừa tổ chức lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản cho gần 80 hộ nông dân trên địa bàn xã Văn Đức.

Trạm Khuyến nông Củ Chi thuộc Trung tâm Khuyến nông TP.HCM vừa tổ chức hội thảo triển khai Đề án “Tăng cường trang thiết bị phục vụ cơ giới hóa ngành chăn nuôi bò sữa” năm 2015 tại địa bàn xã Phước Thạnh, huyện Củ Chi.

Mùa hè, thời tiết nắng nóng, oi bức, nhiệt độ cao khiến gia súc giảm sức đề kháng và dễ mắc một số bệnh như: E.coli, viêm vú, ký sinh trùng đường máu...

Phong trào xây nhà nuôi chim yến ở các huyện phía Đông, nhất là ở TX. Gò Công (Tiền Giang), đã giảm “nóng”. Ông Trần Thanh Hoàng, Phó trưởng phòng Kinh tế TX. Gò Công cho biết, thống kê sơ bộ đến thời điểm hiện nay cho thấy, toàn thị xã có 281 căn nhà nuôi chim yến nhưng phong trào xây nhà đã tạm đứng lại.

Những năm gần đây ở vùng gò đồi xã Hải Lệ, thị xã Quảng Trị xuất hiện ngày càng nhiều các mô hình chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao, trong đó mô hình nuôi hươu lấy nhung đang được người dân xem là hướng làm giàu mới nhiều triển vọng.