Giá ớt xuất khẩu tại Bình Định tăng mạnh
Vào thời điểm đầu vụ, giá ớt loại trái to có lúc tăng lên từ 14.000 - 16.000 đồng/kg, ớt kim (loại trái nhỏ) bán với giá từ 25.000 - 30.000 đồng/kg, thời điểm cao nhất là 40.000 đồng/kg.
Hiện nay, các vùng trồng ớt ở Bình Định đã thu hoạch gần xong vụ ớt 2015. Sản lượng ớt năm nay thấp hơn năm trước. Nếu như năm ngoái, 1 sào ớt đạt 2 tấn thì năm nay chỉ đạt 1,5 tấn. Tuy nhiên, giá ớt năm nay tăng kỷ lục nên nông dân vẫn thu lãi cao. Bình quân 1 sào ớt đạt 20 triệu - 25 triệu đồng.
Ngoài nguyên nhân thị trường Trung Quốc tiêu thụ mạnh, việc xuất hiện một số cơ sở chế biến ớt lớn mới trên địa bàn các huyện cũng khiến giá ớt tăng. Tranh thủ giá ớt đang cao nên những hộ trồng ớt phải thuê nhân công thu hoạch để kịp bán cho thương lái. Điều này đã góp phần giải quyết được một phần lao động ở địa phương lúc nông nhàn. Bình quân một công hái ớt, phân loại ớt, đóng sọt được trả từ 140.000 - 200.000 đồng/ngày.
Hiện nhu cầu xuất khẩu ớt vẫn tăng cao nên thương lái đang đẩy mạnh thu mua. Với mức giá hiện nay,1ha ớt nông dân thu nhập đến 200 - 300 triệu đồng/ha. Đây là một khoản thu nhập không nhỏ so với các loại cây trồng khác.
Có thể bạn quan tâm

Nguyên nhân thảo quả mất mùa là do đầu năm 2014, Y Tý hứng chịu đợt mưa tuyết dày khiến phần lớn diện tích cây thảo quả bị gẫy, chết rét, cần 3 năm sau mới cho thu hoạch.

Theo Trạm Bảo vệ thực vật huyện Đồng Xuân (Phú Yên), mô hình thâm canh cây đậu phộng năng suất cao vừa được triển khai tại soi Bàu Ông Quán (xã Xuân Quang 3), trên diện tích 2ha, với 28 hộ tham gia.

Cuộc sống người dân xã Hướng Việt (huyện Hướng Hóa, Quảng Trị) đang đổi thay từng ngày. Hiện nay người dân dưới chân đèo Sa Mù đã khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của địa phương đưa vào thâm canh các loại cây trồng mới, trong đó hiệu quả nhất là phát triển mô hình trồng cây bời lời.

Đề cập vấn đề sử dụng công nghiệp thông tin cho lĩnh vực nông nghiệp, nông sản của Việt Nam ra trường thế giới, giúp cho nền nông nghiệp Việt Nam vững mạnh, nông dân không bị rơi vào tình trạng được mùa mất giá, được giá mất mùa như hiện nay. Đại biểu Nguyễn Thị Huệ (Đắk Lắk) lấy làm ngạc nhiên bởi tại sao ta không đặt ra những định chế để phát triển sàn giao dịch nông sản đúng nghĩa như các nước trên thế giới đã làm hàng trăm năm qua.

Điều đáng nói là sau khi bị mất trộm, nông dân báo cho chính quyền và cơ quan chức năng sở tại nhưng cũng chỉ dừng lại ở việc ghi nhận vụ việc chứ chưa tìm cách ngăn chặn, nên “hoa tặc” vẫn cứ lộng hành.