Giá ớt xuất khẩu tại Bình Định tăng mạnh
Vào thời điểm đầu vụ, giá ớt loại trái to có lúc tăng lên từ 14.000 - 16.000 đồng/kg, ớt kim (loại trái nhỏ) bán với giá từ 25.000 - 30.000 đồng/kg, thời điểm cao nhất là 40.000 đồng/kg.
Hiện nay, các vùng trồng ớt ở Bình Định đã thu hoạch gần xong vụ ớt 2015. Sản lượng ớt năm nay thấp hơn năm trước. Nếu như năm ngoái, 1 sào ớt đạt 2 tấn thì năm nay chỉ đạt 1,5 tấn. Tuy nhiên, giá ớt năm nay tăng kỷ lục nên nông dân vẫn thu lãi cao. Bình quân 1 sào ớt đạt 20 triệu - 25 triệu đồng.
Ngoài nguyên nhân thị trường Trung Quốc tiêu thụ mạnh, việc xuất hiện một số cơ sở chế biến ớt lớn mới trên địa bàn các huyện cũng khiến giá ớt tăng. Tranh thủ giá ớt đang cao nên những hộ trồng ớt phải thuê nhân công thu hoạch để kịp bán cho thương lái. Điều này đã góp phần giải quyết được một phần lao động ở địa phương lúc nông nhàn. Bình quân một công hái ớt, phân loại ớt, đóng sọt được trả từ 140.000 - 200.000 đồng/ngày.
Hiện nhu cầu xuất khẩu ớt vẫn tăng cao nên thương lái đang đẩy mạnh thu mua. Với mức giá hiện nay,1ha ớt nông dân thu nhập đến 200 - 300 triệu đồng/ha. Đây là một khoản thu nhập không nhỏ so với các loại cây trồng khác.
Có thể bạn quan tâm

Ông Nguyễn Quang Úy- Phó Chủ tịch UBND huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai cho biết, trên địa bàn huyện đã xuất hiện cúm A/H5N6.

Đồng Nai vừa phát động phong trào trong giới chăn nuôi ký cam kết không sử dụng chất cấm, đồng thời giám sát, tố cáo khi phát hiện hành vi vi phạm.

Theo Bộ NNPTNT, trong tháng 8, thị trường nông sản Việt Nam, nhất là lúa gạo vẫn có những biến động bất thường, trong đó đáng kể nhất là tác động từ việc Trung Quốc phá giá đồng nhân dân tệ (NDT) đã ảnh hưởng đến xuất khẩu cao su của Việt Nam.

Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Quảng Ngãi vừa tổng kết mô hình nuôi ghép tôm với cá đối thương phẩm đầu tiên của tỉnh tại xã Tịnh Hòa (TP.Quảng Ngãi).

Việc nhóm nghiên cứu của Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh tìm ra phương cách phòng trừ dịch hại trên cây hoa lily, chủ yếu là bệnh thối ngọn là tin vui cho người trồng lily tại Quảng Nam.