Giá Nhiều Loại Thủy Sản Giảm Do Nguồn Cung Dồi Dào

Sau một thời gian đứng giá ở mức cao, gần đây do nguồn cung dồi dào, giá nhiều loại thủy sản nước ngọt như: cá, tôm, tép, lươn, ếch.. đã giảm từ 5.000 - 20.000 đồng/kg so với cách nay khoảng 1 tháng.
Tại nhiều chợ ở TP Cần Thơ, giá cá lóc nuôi loại 1 từ mức 60.000 - 65.000 đồng/kg hiện giảm còn 55.000 - 60.000 đồng/kg; cá lóc đồng giá 110.000 - 120.000 đồng/kg. Giá cá tra, cá rô, rô phi ở mức 35.000 - 40.000 đồng/kg; cá điêu hồng và ba sa có giá 43.000 - 45.000 đồng/kg; cá chép 50.000 đồng/kg; cá bống kèo và ếch đồng 80.000 đồng/kg; lươn khoảng 170.000 đồng/kg. Tép bạc giá 100.000 - 130.000 đồng/kg, tôm càng xanh loại lớn khoảng 300.000 đồng/kg; tôm lóng (loại 30 con/kg) giá 180.000 đồng/kg; tôm sú và tôm thẻ giá từ 180.000 - 200.000 đồng/kg.
Thông lệ hằng năm, cận Tết Nguyên đán, cá lóc bông nuôi tại các tỉnh An Giang, Đồng Tháp mới được đem về bán tại các chợ ở TP Cần Thơ. Năm nay, mặt hàng này đã có mặt từ trước dịp Tết Dương lịch, giá bán đang ở mức 65.000 đồng/kg, thấp hơn khoảng 5.000 đồng/kg so với năm trước.
Nhìn chung, thị trường thủy sản tươi sống tại TP Cần Thơ đang rất đa dạng về chủng loại, tạo nhiều cơ hội lựa chọn cho người tiêu dùng. Theo dự đoán của nhiều tiểu thương, giá một số loại thủy sản có xu hướng còn giảm trong thời gian tới, nhất là các loại cá nuôi do năm nay người dân phát triển nuôi nhiều.
Có thể bạn quan tâm

Nông dân Việt Nam đang phải đối mặt với muôn vàn rủi ro. Nào an ninh nông thôn, nào phí chồng phí, nào nạn “cường hào mới”... Ngoài điệp khúc “được mùa, mất giá” cứ lặp đi lặp lại trêu ngươi; còn có thêm “trường ca” bi ai là “chặt - trồng, trồng - chặt” ám ảnh.

Trải qua hai thập kỷ phát triển, tính đến năm 2014, cây trồng chuyển gen đã chiếm 12,9% diện tích đất trồng trọt trên thế giới, theo ISAAA (Dịch vụ quốc tế về tiếp thu các ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp).

Tạo ra giống chữa bệnh giá cao, sản xuất nguyên liệu dược phẩm từ cám... đang là những giải pháp mới giúp gia tăng giá trị hạt gạo ngoài chuỗi sản xuất khép kín thông thường.

Giảm 105 USD mỗi tấn so với cùng kỳ năm ngoái khiến gạo xuất khẩu 5% tấm của Việt Nam rẻ hơn Thái Lan 20 USD, Campuchia 80 USD và Brazil tới 160 USD.

Theo thống kê của Bộ Công Thương, xuất khẩu trái cây Việt Nam liên tục tăng, từ 827 triệu USD (2012) lên 1 tỷ USD (2013) và 1,477 tỷ USD (2014). Với kết quả tăng trưởng khả quan này, năm 2015, Việt Nam đặt mục tiêu xuất khẩu trái cây lên 2 tỷ USD. Liệu đích ngắm ấy có quá xa?