Giá Mua Thóc Dự Trữ Tối Đa 6.300 Đồng/kg

Mức giá này áp dụng với thóc rời vụ Đông Xuân năm 2013 - 2014 đủ tiêu chuẩn nhập kho dự trữ Nhà nước.
Bộ Tài chính vừa ban hành Quyết định số 434/QĐ-BTC về giá mua tối đa thóc dự trữ Nhà nước năm 2014.
Theo Quyết định này, giá mua tối đa (đã có thuế giá trị gia tăng) thóc rời vụ Đông Xuân năm 2013 - 2014 đủ tiêu chuẩn nhập kho dự trữ Nhà nước (chỉ tiêu chất lượng theo Thông tư số 204/2011/TT-BTC ngày 30/12/2011 của Bộ Tài chính về ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dự trữ Nhà nước đối với thóc), giao trên phương tiện bên bán tại cửa kho dự trữ Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Cửu Long, Tây Nam Bộ và Cục Dự trữ Nhà nước khu vực TP HCM là 6.300 đồng/kg.
Mức giá trên chỉ áp dụng đối với khối lượng thóc nhập kho tại các đơn vị nêu trong Công văn số 214/TCDT – KH ngày 20/02/2014 của Tổng cục Dự trữ Nhà nước.
Bộ Tài chính cũng đề nghị Tổng cục Dự trữ Nhà nước quy định giá cụ thể nhưng không được cao hơn giá thị trường tại thời điểm mua và không được cao hơn mức giá tối đa quy định tại Quyết định này.
Tổng cục Dự trữ Nhà nước thực hiện việc mua thóc theo quy định hiện hành, đảm bảo chất lượng thóc mua dự trữ Nhà nước; không để xảy ra tiêu cực, thất thoát vốn, tài sản của Nhà nước, Tổng cục Dự trữ Nhà nước chịu trách nhiệm về hồ sơ báo cáo.
Quyết định này có hiệu lực từ ngày 4/3/2014.
Có thể bạn quan tâm

Theo báo cáo của Cục Quản lý chất lượng nông - lâm sản và thủy sản (Bộ Nông nghiệp và PTNT), 6 tháng qua, kiểm tra lấy mẫu 832 mẫu thủy sản nuôi, chỉ phát hiện 4 mẫu thủy sản có dư lượng hóa chất vượt giới hạn tối đa cho phép tại khu vực Nam bộ, giảm so với năm 2013.

Trước đây cả gia đình anh Trần Văn Thắng ở khu trang trại Đầm Cói, phường Hội Hợp (Vĩnh Yên) chỉ trông chờ vào mấy sào ruộng, thời tiết thuận lợi được mùa thì cũng chỉ đủ ăn. Nếu chỉ trông vào mấy sào ruộng thì quanh năm chỉ bán mặt cho đất, bán lưng cho trời không biết đến khi nào mới thoát nghèo.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến năm 2015, vùng Đồng bằng sông Cửu Long sẽ chuyển đổi 112.000 ha trồng lúa sang các loại cây trồng khác và đến năm 2020, tổng diện tích đất trồng lúa sẽ chuyển đổi sang các loại cây trồng khác là 204.000 ha.

Hiện, chất lượng gạo của Việt Nam kém là do cách làm ăn chụp giật của các thương lái, trộn lẫn các loại gạo cao cấp thấp cấp với nhau. Điệp khúc được mùa mất giá , nông dân bỏ ruộng vẫn tiếp diễn do các bộ, ban ngành đang bỏ mặc nông dân.

Ông Sí Trung Kiên, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bát Xát cho biết: Năng suất dưa chuột trung bình đạt 280 tạ/ha. Vụ dưa chuột năm nay, kế hoạch huyện giao là 36ha, nhân dân trồng được 43,7 ha, đạt 121,4% kế hoạch.