Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Giá Mua Lúa Phải Từ 5.190 Đồng Trở Lên

Giá Mua Lúa Phải Từ 5.190 Đồng Trở Lên
Ngày đăng: 01/07/2012

Bộ Tài chính đã công bố mức giá thành bình quân sản xuất lúa vụ hè thu năm 2012 tại các tỉnh ĐBSCL là khoảng 3.993 đồng/kg. Như vậy, các doanh nghiệp lương thực phải tính toán mua giá lúa từ 5.190 đồng trở lên để đảm bảo nông dân có lãi tối thiểu 30% theo yêu cầu của Chính phủ trong nghị định 109 về kinh doanh và xuất khẩu gạo.

Theo công văn số 8605/BTC-QLG, Bộ Tài chính công bố giá thành sản xuất và mua lúa định hướng vùng ĐBSCL vụ hè thu năm 2012 dao động từ 3.524 - 4.540 đồng/kg và có giá bình quân là 3.993 đồng/kg, cao hơn 636 đồng/kg so với giá thành lúa sản xuất vụ đông xuân. Nguyên nhân do thời tiết trong thời gian này thường không thuận lợi, tỷ lệ hao hụt cao, giá thành sản xuất cao. Tiền Giang là tỉnh sản xuất lúa “mắc” nhất cả nước với giá thành lên đến 4.540 đồng/kg.

Ông Nguyễn Trí Ngọc, Cục trưởng Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tại cuộc họp bàn về tiêu thụ lúa hè thu tổ chức cuối tuần qua cho rằng các doanh nghiệp cần phải tập trung đẩy mạnh xuất khẩu gạo vào các tháng có sản lượng thu hoạch lớn là tháng 7, tháng 8 và chú ý khi thương thảo, ký kết hợp đồng và thời gian giao hàng phù hợp.

Tuy nhiên, cũng theo bộ này, đến cuối tháng 6, tình hình xuất khẩu gạo vẫn đang gặp một số khó khăn, giá gạo tiếp tục có xu hướng giảm so với đầu năm. Giá xuất khẩu bình quân 5 tháng đầu năm đạt 464 đô la Mỹ/tấn, giảm 5,7% so với cùng kỳ năm 2011.

Hiện nhiều tỉnh đã bắt đầu vào thu hoạch lúa hè thu. Giá lúa tại huyện Chợ Mới tỉnh An Giang ngày 28-6 loại lúa Jasmine là 6.700 - 6.900 đồng/kg, IR 50404 là 5.000 - 5.100 đồng/kg, lúa OM2514 giá từ 5.500 - 5600 đồng/kg.

Có thể bạn quan tâm

Trồng Hồ Tiêu Không Theo Quy Hoạch Nông Dân Sẽ Trả Giá Đắt Trồng Hồ Tiêu Không Theo Quy Hoạch Nông Dân Sẽ Trả Giá Đắt

Thế nhưng, theo thống kê mới nhất của ngành nông nghiệp, diện tích hồ tiêu của tỉnh là 11.734 ha. Trong đó, tiêu kinh doanh 7.530 ha, tiêu kiến thiết cơ bản 3.715 ha, tiêu trồng mới 489 ha. Tuy nhiên trên thực tế, diện tích cây tiêu trên địa bàn tỉnh khoảng 15.000 ha.

13/11/2014
Đổi Đời Nhờ… Mạng Đổi Đời Nhờ… Mạng

Áo thôi ướt đẫm mồ hôi, chân tay cũng không còn bị xi măng bám chặt, ông Bùi Văn Hoàng, ở thôn 1, xã Nghĩa Dõng (TP.Quảng Ngãi) hiện nay chỉ cần bỏ ra khoảng 1 giờ mỗi ngày để thu hoạch nấm bào ngư. Cười tươi rói bên trại nấm bào ngư và nấm linh chi đang đến kỳ thu hoạch, ông Hoàng bộc bạch: “Trước làm phụ hồ, cả ngày vất vả mà thu nhập chỉ khoảng 200 nghìn. Còn giờ, mới nửa tháng thu nấm sò, tôi đã bỏ túi 6 triệu đồng”.

13/11/2014
Cà Phê Ghép Cho Năng Suất Cao Cà Phê Ghép Cho Năng Suất Cao

Cà phê là loại cây trồng chủ lực của tỉnh nhưng những năm qua, nhiều hộ đã thay trồng loại cây khác cho kinh tế cao hơn. Tuy nhiên, vẫn không ít hộ thành công nhờ thực hiện mô hình cà phê ghép, trong đó có hộ ông Nguyễn Văn Tằm ở thôn 2, xã Long Bình (Bù Gia Mập - Bình Phước).

09/11/2014
Đến Ngày Thu Hoạch, Hàng Trăm Công Lúa Bị Đổ Ngã Đến Ngày Thu Hoạch, Hàng Trăm Công Lúa Bị Đổ Ngã

Mưa lớn liên tục trong khi mương thoát nước bị thu hẹp khiến hàng trăm công lúa thu đông trong tiểu vùng ấp Ninh Thạnh (xã An Tức, Tri Tôn, An Giang) đổ ngã, một phần bị hư hỏng do chìm trong nước. Bên cạnh khẩn trương rút nước để nông dân thu hoạch lúa, việc đầu tư thêm trạm bơm và nạo vét mương nội đồng mới là giải pháp lâu dài.

09/11/2014
Chuyển Mục Đích Gần 2ha Rừng Ở Vùng Sạt Lở Sang Trồng Rừng Sản Xuất Chuyển Mục Đích Gần 2ha Rừng Ở Vùng Sạt Lở Sang Trồng Rừng Sản Xuất

Dự án Di dân vùng thiên tai có nguy cơ sạt lở đất núi, xã Văn Lăng là dự án xây dựng công trình công cộng, có nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước. Do vậy, kinh phí trồng rừng thay thế được lấy từ ngân sách Nhà nước đầu tư cho Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020. Sở Nông nghiệp và PTNT đã được tỉnh giao xây dựng kế hoạch trồng rừng thay thế thuộc dự án theo kế hoạch trồng rừng sản xuất năm 2015 của tỉnh.

13/11/2014