Giá mía tăng mạnh

TS Cao Anh Đương, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường vừa có chuyến công tác về mấy tỉnh trồng mía ở ĐBSCL là Trà Vinh, Kiên Giang …, cho biết: Giá mía tháng 10 tăng cao hơn nhiều so với giá tháng 9.
Giá đầu vụ năm nay cao hơn đầu vụ năm ngoái, ít nhất là trên 100 đ/kg.
Vì thế, nông dân trồng mía ở ĐBSCL đang rất phấn khởi.
Ông Lê Văn Hiệu, GĐ Cty Mía đường Tây Nam, cho hay, vào ngày 23/10, giá thu mua mía của các nhà máy như Tây Nam, Vị Thanh, Long Mỹ Phát … đã lên ở mức 1.055 đ/kg, tăng 40 đ/kg so với tháng 9 và 100 đ/kg so với cùng kỳ năm ngoái.
Có nơi giá mua xô tại ruộng đã lên tới 1.150-1.200 đ/kg với mía 11-12 CCS.
Thông tin từ Hiệp hội Mía đường Việt Nam cũng cho thấy, giá mía ở ĐBSCL đang tăng mạnh.
Cuối tháng 9, khi mới bước vào niên vụ 2015/2016, các nhà máy đường Phụng Hiệp và Vị Thanh đưa ra giá mua mía 10 CCS ngay tại ruộng là 860 đ/kg.
Đến giữa tháng 10, giá thu mua mía tại ruộng của những nhà máy này đã tăng lên mức 970 đ/kg (tăng 110 đ/kg).
Một số nhà máy khác vừa vào vụ nửa đầu tháng 10, cũng đưa ra mức giá thu mua mía khá cao, như Nhà máy Đường Bến Tre thông báo giá mua mía tại ruộng là 1.020 đ/kg …
Sở dĩ giá mía đang tăng, trước hết là do lo ngại về việc thiếu hụt mía nguyên liệu.
Niên vụ trước, do giá mía giảm nhiều (theo Bộ NN-PTNT, niên vụ 2014/2015, giá thu mua mía từ 750-900 đ/kg, giảm 100-150 đ/kg so với niên vụ trước đó), nên nhiều hộ trồng mía ở ĐBSCL đã bỏ mía.
Chính vì vậy, tuy mới đầu vụ ép 2015/2016, nhưng để mua được lượng mía nguyên liệu cần thiết, nhiều nhà máy đã sớm nâng giá thu mua mía lên.
Vì thiếu hụt mía nguyên liệu mà có nhà máy đã lâm vào tình cảnh giở khóc giở cười khi chấp nhận mua mía non bằng với giá mía đạt chuẩn tối thiểu đưa vào ép (9 CCS), nhưng ép không thể ra đường, nên nhà máy lại phải tạm ngừng sản xuất.
Giá đường trong nước và đường nhập lậu tăng lên cũng đang hỗ trợ tích cực cho việc tăng giá thu mua mía của các nhà máy.
Đến giữa tháng 10, giá bán buôn đường kính trắng ở Hà Nội từ 13.300–14.250 đ/kg, ở miền Trung từ 13.500–14.000 đ/kg, ở TP.
HCM từ 13.800–14.400 đ/kg.
So với hồi cuối tháng 9, giá đường kính trắng bán buôn ở miền Trung đã tăng 100-400 đ/kg, ở TP HCM tăng 500-700 đ/kg.
Còn so với thời điểm giữa tháng 10 năm ngoái, giá đường kính trắng bán buôn vào giữa tháng 10 năm nay ở Hà Nội cao hơn 900-1.250 đ/kg, ở miền Trung cao hơn 1.300-1.700 đ/kg, ở TP HCM cao hơn 1.700-2.100 đ/kg.
Giá đường nhập lậu ở biên giới Tây Nam vào ngày 16/10 là 12.000 đ/kg, tăng 400 đ/kg so với cuối tháng 9, và cao hơn giá đường lậu tháng 10/2014 từ 500-600 đ/kg.
Theo một doanh nhân ngành đường (xin không nêu tên), giá thu mua mía tăng mạnh, trước hết là do số nhà máy vào vụ ép chưa nhiều, sản lượng đường mới SX khá ít, đường tồn kho lại không nhiều, nên giá đường trong nước đang được cải thiện.
Việc đường lậu vào Việt Nam đang giảm mạnh do biến động tỷ giá ở Thái Lan, và giá đường thế giới đang có xu hướng tăng lên, cũng hỗ trợ cho việc tăng giá đường trong nước.
Trong niên vụ này, nhiều nhà máy ở ĐBSCL vào vụ sớm, trong khi sản lượng mía đầu vụ chưa nhiều, khiến các nhà máy phải tranh nhau mua, làm giá tăng mạnh.
Mặt khác, do đặc thù ở ĐBSCL, nếu giá mía vụ này không tốt, vụ sau sẽ có thêm nhiều nông dân bỏ mía chuyển sang cây khác, ảnh hưởng nghiêm trọng tới nguồn nguyên liệu của các nhà máy, vì thế các nhà máy đang phải chấp nhận nâng giá mía lên để đảm bảo lợi nhuận cho nông dân nhằm duy trí diện tích mía cho vụ tới.
Tuy nhiên, vị doanh nhân trên cho rằng, sang tháng 11, khi các nhà máy ở phía Bắc vào vụ mới, sản lượng đường tăng lên nhiều, sẽ làm cho giá đường trong nước có thể giảm xuống, kéo giá thu mua mía ở ĐBSCL giảm xuống đôi chút so với hiện nay.
Nhưng nhiều khả năng trong cả niên vụ 2015/2016, giá thu mua mía ở ĐSBCL vẫn sẽ ở mức tốt hơn so với niên vụ trước.
Bởi vừa qua nhiều nông dân bỏ mía, cộng với năng suất bị ảnh hưởng do thời tiết bất lợi, sản lượng mía khu vực này trong niên vụ 2015/2016 có thể giảm 25-30%.
Có thể bạn quan tâm

Rà soát và đề xuất điều chỉnh quy hoạch vùng nuôi tôm sú, tôm chân trắng phù hợp với từng địa phương và quản lý theo quy hoạch; quản lý chặt chẽ chất lượng các yếu tố đầu vào; xử lý nghiêm các trường hợp sử dựng tôm bố mẹ tự gia hóa cho sản xuất giống

Toàn tỉnh hiện có 1.309 tàu cá, trong đó có 1.234 tàu đăng ký, đăng kiểm (tổng công suất 169.745 CV; tổng số thuyền viên 6.990 người); trong đó tàu cá đánh bắt xa bờ 493 tàu; sản lượng thủy sản khai thác 8.868 tấn (trong đó tôm 1.386 tấn, cá và thủy sản khác 7.482 tấn).

Về xã Tam Quan Bắc (Hoài Nhơn, Bình Định) những ngày giáp Tết Nguyên đán Giáp Ngọ 2014, chúng tôi thật ấn tượng với không khí nhộn nhịp chuẩn bị đón xuân mới của người dân địa phương. Năm nay nhân dân Tam Quan Bắc ăn Tết vui nhờ nghề cá đạt hiệu quả kinh tế cao.

Đã qua mùa nước lớn, sông Tiền vẫn mênh mang, khoáng đạt như sóng lụa dạt dào bao quanh xứ lụa Tân Châu (An Giang). Tưởng vẫn còn nghe đâu đây câu hò :“Bên nàng mặc lãnh Mỹ A, Đưa đò sang chợ, tưởng xa hóa gần...”. Những bè nuôi cá lồng quây quần thành từng cụm rải rác hai bờ sông từ lâu đã thành một phần không thể thiếu để hoàn thiện bức tranh sông nước sống động.

Đời ngư dân quanh năm lấy thuyền làm bạn, xem biển là nhà và đánh bắt hải sản cốt sao vò gạo gia đình không bị vơi. Thế nhưng, nhiều khi biển "nổi sóng" lại khiến họ lắm phen lao đao, đơn cử như Xuân Giáp Ngọ năm nay…