Giá mía tăng mạnh

TS Cao Anh Đương, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường vừa có chuyến công tác về mấy tỉnh trồng mía ở ĐBSCL là Trà Vinh, Kiên Giang …, cho biết: Giá mía tháng 10 tăng cao hơn nhiều so với giá tháng 9.
Giá đầu vụ năm nay cao hơn đầu vụ năm ngoái, ít nhất là trên 100 đ/kg.
Vì thế, nông dân trồng mía ở ĐBSCL đang rất phấn khởi.
Ông Lê Văn Hiệu, GĐ Cty Mía đường Tây Nam, cho hay, vào ngày 23/10, giá thu mua mía của các nhà máy như Tây Nam, Vị Thanh, Long Mỹ Phát … đã lên ở mức 1.055 đ/kg, tăng 40 đ/kg so với tháng 9 và 100 đ/kg so với cùng kỳ năm ngoái.
Có nơi giá mua xô tại ruộng đã lên tới 1.150-1.200 đ/kg với mía 11-12 CCS.
Thông tin từ Hiệp hội Mía đường Việt Nam cũng cho thấy, giá mía ở ĐBSCL đang tăng mạnh.
Cuối tháng 9, khi mới bước vào niên vụ 2015/2016, các nhà máy đường Phụng Hiệp và Vị Thanh đưa ra giá mua mía 10 CCS ngay tại ruộng là 860 đ/kg.
Đến giữa tháng 10, giá thu mua mía tại ruộng của những nhà máy này đã tăng lên mức 970 đ/kg (tăng 110 đ/kg).
Một số nhà máy khác vừa vào vụ nửa đầu tháng 10, cũng đưa ra mức giá thu mua mía khá cao, như Nhà máy Đường Bến Tre thông báo giá mua mía tại ruộng là 1.020 đ/kg …
Sở dĩ giá mía đang tăng, trước hết là do lo ngại về việc thiếu hụt mía nguyên liệu.
Niên vụ trước, do giá mía giảm nhiều (theo Bộ NN-PTNT, niên vụ 2014/2015, giá thu mua mía từ 750-900 đ/kg, giảm 100-150 đ/kg so với niên vụ trước đó), nên nhiều hộ trồng mía ở ĐBSCL đã bỏ mía.
Chính vì vậy, tuy mới đầu vụ ép 2015/2016, nhưng để mua được lượng mía nguyên liệu cần thiết, nhiều nhà máy đã sớm nâng giá thu mua mía lên.
Vì thiếu hụt mía nguyên liệu mà có nhà máy đã lâm vào tình cảnh giở khóc giở cười khi chấp nhận mua mía non bằng với giá mía đạt chuẩn tối thiểu đưa vào ép (9 CCS), nhưng ép không thể ra đường, nên nhà máy lại phải tạm ngừng sản xuất.
Giá đường trong nước và đường nhập lậu tăng lên cũng đang hỗ trợ tích cực cho việc tăng giá thu mua mía của các nhà máy.
Đến giữa tháng 10, giá bán buôn đường kính trắng ở Hà Nội từ 13.300–14.250 đ/kg, ở miền Trung từ 13.500–14.000 đ/kg, ở TP.
HCM từ 13.800–14.400 đ/kg.
So với hồi cuối tháng 9, giá đường kính trắng bán buôn ở miền Trung đã tăng 100-400 đ/kg, ở TP HCM tăng 500-700 đ/kg.
Còn so với thời điểm giữa tháng 10 năm ngoái, giá đường kính trắng bán buôn vào giữa tháng 10 năm nay ở Hà Nội cao hơn 900-1.250 đ/kg, ở miền Trung cao hơn 1.300-1.700 đ/kg, ở TP HCM cao hơn 1.700-2.100 đ/kg.
Giá đường nhập lậu ở biên giới Tây Nam vào ngày 16/10 là 12.000 đ/kg, tăng 400 đ/kg so với cuối tháng 9, và cao hơn giá đường lậu tháng 10/2014 từ 500-600 đ/kg.
Theo một doanh nhân ngành đường (xin không nêu tên), giá thu mua mía tăng mạnh, trước hết là do số nhà máy vào vụ ép chưa nhiều, sản lượng đường mới SX khá ít, đường tồn kho lại không nhiều, nên giá đường trong nước đang được cải thiện.
Việc đường lậu vào Việt Nam đang giảm mạnh do biến động tỷ giá ở Thái Lan, và giá đường thế giới đang có xu hướng tăng lên, cũng hỗ trợ cho việc tăng giá đường trong nước.
Trong niên vụ này, nhiều nhà máy ở ĐBSCL vào vụ sớm, trong khi sản lượng mía đầu vụ chưa nhiều, khiến các nhà máy phải tranh nhau mua, làm giá tăng mạnh.
Mặt khác, do đặc thù ở ĐBSCL, nếu giá mía vụ này không tốt, vụ sau sẽ có thêm nhiều nông dân bỏ mía chuyển sang cây khác, ảnh hưởng nghiêm trọng tới nguồn nguyên liệu của các nhà máy, vì thế các nhà máy đang phải chấp nhận nâng giá mía lên để đảm bảo lợi nhuận cho nông dân nhằm duy trí diện tích mía cho vụ tới.
Tuy nhiên, vị doanh nhân trên cho rằng, sang tháng 11, khi các nhà máy ở phía Bắc vào vụ mới, sản lượng đường tăng lên nhiều, sẽ làm cho giá đường trong nước có thể giảm xuống, kéo giá thu mua mía ở ĐBSCL giảm xuống đôi chút so với hiện nay.
Nhưng nhiều khả năng trong cả niên vụ 2015/2016, giá thu mua mía ở ĐSBCL vẫn sẽ ở mức tốt hơn so với niên vụ trước.
Bởi vừa qua nhiều nông dân bỏ mía, cộng với năng suất bị ảnh hưởng do thời tiết bất lợi, sản lượng mía khu vực này trong niên vụ 2015/2016 có thể giảm 25-30%.
Có thể bạn quan tâm

Những chiếc ô tô chở nguyên liệu của Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hóa làm việc liên tục trong ngày, vượt qua những dốc đồi cách trở để đến tận rẫy thu mua sắn của nông dân. Trên những đồi sắn, những hộ gia đình nhiệt tình hoán đổi công cho nhau để sắn nhà nào cũng được thu hoạch và xuất bán dứt điểm trong thời gian ngắn nhất.. Năm nay, thời tiết thuận lợi trong suốt quá trình trồng, chăm sóc, thu hoạch sắn và đặc biệt là nhà máy thu mua với giá cao hơn năm trước nên người dân rất phấn khởi…

Với sự giúp đỡ của Dự án Hỗ trợ chính sách Đầu tư và Thương mại châu Âu và được sự ủy quyền của Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắc Lắc, Hiệp hội cà phê Buôn Ma Thuột đang xây dựng hồ sơ để đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột tại Liên minh châu Âu (EU).

Báo cáo tại hội nghị cho biết: Tổng giá trị sản xuất toàn ngành trong năm 2014 là hơn 1.903 tỷ đồng, đạt 113% kế hoạch, so năm 2013 tăng hơn 310 tỷ đồng. Trong đó, giá trị sản xuất thủy sản là hơn 1.724 tỷ đồng, đạt 114% so kế hoạch, tăng hơn 297 tỷ đồng so năm 2013.

Vào thời điểm này, nông dân các huyện miền núi Sông Hinh, Sơn Hòa, Đồng Xuân (Phú Yên) đang thu hoạch sắn chạy lũ. Khác với tâm trạng vui mừng như các vụ sắn trước, năm nay ai cũng lắc đầu trước vụ sắn “đắng”.

Trò chuyện với chúng tôi sau cả ngày lao động mệt nhọc, ông Huyến cho hay cá cơm xuất hiện nhiều từ giữa tháng 7 âm lịch hằng năm, có khi kéo dài đến cận Tết hoặc ra Giêng. Nhiều nhất là khi gió nồm đông se sắt theo cái lạnh từ biển cả, có đàn lên tới cả tấn. "Những lúc may mắn gặp đàn cá lớn như vậy thì tha hồ mà hốt bạc" – ông Huyến chia sẻ.