Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Giá mía tăng mạnh

Giá mía tăng mạnh
Ngày đăng: 27/10/2015

TS Cao Anh Đương, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường vừa có chuyến công tác về mấy tỉnh trồng mía ở ĐBSCL là Trà Vinh, Kiên Giang …, cho biết: Giá mía tháng 10 tăng cao hơn nhiều so với giá tháng 9.

Giá đầu vụ năm nay cao hơn đầu vụ năm ngoái, ít nhất là trên 100 đ/kg.

Vì thế, nông dân trồng mía ở ĐBSCL đang rất phấn khởi.

Ông Lê Văn Hiệu, GĐ Cty Mía đường Tây Nam, cho hay, vào ngày 23/10, giá thu mua mía của các nhà máy như Tây Nam, Vị Thanh, Long Mỹ Phát … đã lên ở mức 1.055 đ/kg, tăng 40 đ/kg so với tháng 9 và 100 đ/kg so với cùng kỳ năm ngoái.

Có nơi giá mua xô tại ruộng đã lên tới 1.150-1.200 đ/kg với mía 11-12 CCS.

Thông tin từ Hiệp hội Mía đường Việt Nam cũng cho thấy, giá mía ở ĐBSCL đang tăng mạnh.

Cuối tháng 9, khi mới bước vào niên vụ 2015/2016, các nhà máy đường Phụng Hiệp và Vị Thanh đưa ra giá mua mía 10 CCS ngay tại ruộng là 860 đ/kg.

Đến giữa tháng 10, giá thu mua mía tại ruộng của những nhà máy này đã tăng lên mức 970 đ/kg (tăng 110 đ/kg).

Một số nhà máy khác vừa vào vụ nửa đầu tháng 10, cũng đưa ra mức giá thu mua mía khá cao, như Nhà máy Đường Bến Tre thông báo giá mua mía tại ruộng là 1.020 đ/kg …

Sở dĩ giá mía đang tăng, trước hết là do lo ngại về việc thiếu hụt mía nguyên liệu.

Niên vụ trước, do giá mía giảm nhiều (theo Bộ NN-PTNT, niên vụ 2014/2015, giá thu mua mía từ 750-900 đ/kg, giảm 100-150 đ/kg so với niên vụ trước đó), nên nhiều hộ trồng mía ở ĐBSCL đã bỏ mía.

Chính vì vậy, tuy mới đầu vụ ép 2015/2016, nhưng để mua được lượng mía nguyên liệu cần thiết, nhiều nhà máy đã sớm nâng giá thu mua mía lên.

Vì thiếu hụt mía nguyên liệu mà có nhà máy đã lâm vào tình cảnh giở khóc giở cười khi chấp nhận mua mía non bằng với giá mía đạt chuẩn tối thiểu đưa vào ép (9 CCS), nhưng ép không thể ra đường, nên nhà máy lại phải tạm ngừng sản xuất.

Giá đường trong nước và đường nhập lậu tăng lên cũng đang hỗ trợ tích cực cho việc tăng giá thu mua mía của các nhà máy.

Đến giữa tháng 10, giá bán buôn đường kính trắng ở Hà Nội từ 13.300–14.250 đ/kg, ở miền Trung từ 13.500–14.000 đ/kg, ở TP.

HCM từ 13.800–14.400 đ/kg.

So với hồi cuối tháng 9, giá đường kính trắng bán buôn ở miền Trung đã tăng 100-400 đ/kg, ở TP HCM tăng 500-700 đ/kg.

Còn so với thời điểm giữa tháng 10 năm ngoái, giá đường kính trắng bán buôn vào giữa tháng 10 năm nay ở Hà Nội cao hơn 900-1.250 đ/kg, ở miền Trung cao hơn 1.300-1.700 đ/kg, ở TP HCM cao hơn 1.700-2.100 đ/kg.

Giá đường nhập lậu ở biên giới Tây Nam vào ngày 16/10 là 12.000 đ/kg, tăng 400 đ/kg so với cuối tháng 9, và cao hơn giá đường lậu tháng 10/2014 từ 500-600 đ/kg.

Theo một doanh nhân ngành đường (xin không nêu tên), giá thu mua mía tăng mạnh, trước hết là do số nhà máy vào vụ ép chưa nhiều, sản lượng đường mới SX khá ít, đường tồn kho lại không nhiều, nên giá đường trong nước đang được cải thiện.

Việc đường lậu vào Việt Nam đang giảm mạnh do biến động tỷ giá ở Thái Lan, và giá đường thế giới đang có xu hướng tăng lên, cũng hỗ trợ cho việc tăng giá đường trong nước.

Trong niên vụ này, nhiều nhà máy ở ĐBSCL vào vụ sớm, trong khi sản lượng mía đầu vụ chưa nhiều, khiến các nhà máy phải tranh nhau mua, làm giá tăng mạnh.

Mặt khác, do đặc thù ở ĐBSCL, nếu giá mía vụ này không tốt, vụ sau sẽ có thêm nhiều nông dân bỏ mía chuyển sang cây khác, ảnh hưởng nghiêm trọng tới nguồn nguyên liệu của các nhà máy, vì thế các nhà máy đang phải chấp nhận nâng giá mía lên để đảm bảo lợi nhuận cho nông dân nhằm duy trí diện tích mía cho vụ tới.

Tuy nhiên, vị doanh nhân trên cho rằng, sang tháng 11, khi các nhà máy ở phía Bắc vào vụ mới, sản lượng đường tăng lên nhiều, sẽ làm cho giá đường trong nước có thể giảm xuống, kéo giá thu mua mía ở ĐBSCL giảm xuống đôi chút so với hiện nay.

Nhưng nhiều khả năng trong cả niên vụ 2015/2016, giá thu mua mía ở ĐSBCL vẫn sẽ ở mức tốt hơn so với niên vụ trước.

Bởi vừa qua nhiều nông dân bỏ mía, cộng với năng suất bị ảnh hưởng do thời tiết bất lợi, sản lượng mía khu vực này trong niên vụ 2015/2016 có thể giảm 25-30%.


Có thể bạn quan tâm

Tôm nước lợ vượt khó Tôm nước lợ vượt khó

Vụ tôm 2015, ngay từ đầu năm, người nuôi đã phải đối mặt với các khó khăn do thời tiết gây ra.

06/10/2015
Thạch Văn nỗ lực cán đích nông thôn mới Thạch Văn nỗ lực cán đích nông thôn mới

Nằm trong nhóm 26 xã đăng ký về đích nông thôn mới (NTM) năm 2015, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thạch Văn (Thạch Hà) đã và đang triển khai nhiều phong trào thi đua, nỗ lực vượt qua khó khăn, quyết tâm hoàn thành 19 tiêu chí NTM trong năm 2015.

06/10/2015
Tập trung 4 hóa trong sản xuất, tiếp tục nâng cao đời sống nhân dân Tập trung 4 hóa trong sản xuất, tiếp tục nâng cao đời sống nhân dân

Sáng 26/9, Bí thư Tỉnh ủy - Trưởng BCĐ nông thôn mới (NTM) Hà Tĩnh Võ Kim Cự đi kiểm tra một số mô hình phát triển sản xuất tại 2 xã Ân Phú, Đức Lĩnh và làm việc với cán bộ chủ chốt các xã, huyện Vũ Quang về tiến độ thực hiện chương trình NTM.

06/10/2015
Người dân ven biển thu nhập khá nhờ chăn nuôi Người dân ven biển thu nhập khá nhờ chăn nuôi

Không có điều kiện sắm tàu thuyền ra khơi hay mua đất làm rẫy, trong khi đất đai lại khô cằn, pha cát không phù hợp với việc trồng trọt, nên nhiều hộ dân vùng ven biển đã chuyển hướng đầu tư vào các mô hình chăn nuôi phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương.

08/11/2015
Thu nhập cao, ổn định từ nuôi lợn gia công Thu nhập cao, ổn định từ nuôi lợn gia công

Trong những thời điểm chăn nuôi gặp khó khăn do thiếu vốn, dịch bệnh và thị trường tiêu thụ, gia đình bà Trần Thị Hường, ở thôn Châu Thành, xã Đắk Ru (Đắk R’lấp, Đắk Nông) vẫn “đứng vững” nhờ biết liên kết với doanh nghiệp, áp dụng mô hình chăn nuôi lợn gia công theo kỹ thuật tiên tiến.

08/11/2015