Giá mía tăng cao nhất trong 3 năm qua

Hiện nông dân trồng mía tại nhiều tỉnh ĐBSCL như: Hậu Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng bán mía ngay tại ruộng cho thương lái và các nhà máy từ 900 - 1.200 đồng/kg, tùy loại.
Đây là mức giá cao nhất trong khoảng 3 năm trở lại đây.
Nhiều nông dân trồng mía cho biết, với giá bán hiện tại, nếu trồng đạt năng suất tốt, nông dân có thể kiếm lời từ 30 - 70 triệu đồng/ha mía.
Giá mía tăng do giá đường trên thị trường đang có xu hướng tăng, vì nhu cầu tiêu thụ đường trong những tháng cuối năm tăng.
Năm nay diện tích trồng mía tại nhiều địa phương giảm do nông dân chuyển sang trồng cây khác sau nhiều năm trồng mía bị thua lỗ.
Nhiều nhà máy đường lo thiếu mía nguyên liệu sản xuất theo kế hoạch nên đẩy mạnh hoạt động thu mua, góp phần đẩy giá mía lên cao.
Ngoài ra, gần đây công tác chống buôn lậu đường cát từ nước ngoài vào nước ta qua đường biên giới Tây Nam được tăng cường, hạn chế đường cát Thái Lan giá rẻ nhập lậu nên cũng hỗ trợ giá mía đường trong nước tăng.
Nhiều doanh nghiệp và tiểu thương kinh doanh mía đường dự đoán, giá mía sẽ còn tiếp tục ở mức cao trong thời gian tới.
Tương tự, giá bán nhiều loại đường cát trên thị trường được dự đoán có xu hướng bình ổn hoặc tăng nhẹ trong những tháng cuối năm.
Hiện đường cát trắng hạt nhuyễn và đường cát vàng tại TP Cần Thơ và nhiều tỉnh ĐBSCL có giá bán lẻ phổ biến: 16.000 - 17.000 đồng/kg; đường cát trắng hạt to và nhiều loại đường tinh luyện có bao bì, thương hiệu từ 18.000 - 21.000 đồng/kg hoặc gói 1kg.
Có thể bạn quan tâm

Vụ lúa trên đất nuôi tôm năm nay, bà con nông dân huyện Thới Bình (Cà Mau) đã cấy lấp hơn 24.500 ha, đạt trên 95% kế hoạch năm. Trong đó, lúa cấy trên 20.000 ha, còn lại là lúa sạ, tập trung ở các xã: Thới Bình, Biển Bạch Đông, Biển Bạch và Hồ Thị Kỷ.

Dù mới "bén duyên" với vùng đất đồi gò tại Hà Nội được một thời gian ngắn, song với giá trị sản phẩm hàng hóa đạt 309 triệu đồng/ha, cây thanh long ruột đỏ (TLRĐ) đang phát huy lợi thế trên vùng đất đồi gò, bước đầu cho hiệu quả kinh tế cao.

Châu Thành (Hậu Giang) vốn có thế mạnh vườn cây ăn trái với diện tích hơn 9.000ha. Nhưng 3 năm trở lại đây diện tích và sản lượng có xu hướng giảm, trong đó nguyên nhân chính là do vườn bị lão hóa. Để từng bước khôi phục lại cây ăn trái truyền thống này, Châu Thành đã và đang thực hiện nhiều giải pháp khôi phục, trong đó mô hình “Trồng bưởi thâm canh theo hướng an toàn vệ sinh thực phẩm” được đánh giá là biện pháp khả thi nhất.

Lũ rút cũng là lúc sông Cửu Long cho thấy sự hào phóng về các sản vật mùa nước nổi. Người dân vùng đồng bằng tranh thủ khai thác thủy sản đang vào độ “chạy” nhất với đủ mọi hình thức và dỡ chà là một trong những phương pháp thủ công độc đáo còn được áp dụng.

“Mô hình nuôi ghép cá rô phi đơn tính và cá chép V1 đã đem laị hiệu quả kinh tế cao cho xã Mường Cang và xã Mường Than. Đó chính là cơ sở để huyện Than Uyên (Lai Châu) phát huy lợi thế mặt nước, đồng thời đưa ngành chăn nuôi thủy sản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong phát triển nông nghiệp ở huyện” – Đó là nhận định của ông Mai Tiến Lực -Trạm trưởng Trạm khuyến nông huyện về mô “Nuôi cá thả ghép”.