Giá mía tăng cao nhất trong 3 năm qua

Hiện nông dân trồng mía tại nhiều tỉnh ĐBSCL như: Hậu Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng bán mía ngay tại ruộng cho thương lái và các nhà máy từ 900 - 1.200 đồng/kg, tùy loại.
Đây là mức giá cao nhất trong khoảng 3 năm trở lại đây.
Nhiều nông dân trồng mía cho biết, với giá bán hiện tại, nếu trồng đạt năng suất tốt, nông dân có thể kiếm lời từ 30 - 70 triệu đồng/ha mía.
Giá mía tăng do giá đường trên thị trường đang có xu hướng tăng, vì nhu cầu tiêu thụ đường trong những tháng cuối năm tăng.
Năm nay diện tích trồng mía tại nhiều địa phương giảm do nông dân chuyển sang trồng cây khác sau nhiều năm trồng mía bị thua lỗ.
Nhiều nhà máy đường lo thiếu mía nguyên liệu sản xuất theo kế hoạch nên đẩy mạnh hoạt động thu mua, góp phần đẩy giá mía lên cao.
Ngoài ra, gần đây công tác chống buôn lậu đường cát từ nước ngoài vào nước ta qua đường biên giới Tây Nam được tăng cường, hạn chế đường cát Thái Lan giá rẻ nhập lậu nên cũng hỗ trợ giá mía đường trong nước tăng.
Nhiều doanh nghiệp và tiểu thương kinh doanh mía đường dự đoán, giá mía sẽ còn tiếp tục ở mức cao trong thời gian tới.
Tương tự, giá bán nhiều loại đường cát trên thị trường được dự đoán có xu hướng bình ổn hoặc tăng nhẹ trong những tháng cuối năm.
Hiện đường cát trắng hạt nhuyễn và đường cát vàng tại TP Cần Thơ và nhiều tỉnh ĐBSCL có giá bán lẻ phổ biến: 16.000 - 17.000 đồng/kg; đường cát trắng hạt to và nhiều loại đường tinh luyện có bao bì, thương hiệu từ 18.000 - 21.000 đồng/kg hoặc gói 1kg.
Có thể bạn quan tâm

Tình trạng nắng nóng kéo dài liên tục trong thời gian qua đã gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động nuôi trồng thủy sản, khiến một số diện tích nuôi tôm vụ 2 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa bị thất thu. Chỉ tính riêng trong tháng 6, toàn tỉnh có gần 80ha tôm nuôi bị thiệt hại hoàn toàn.

“Trong tương lai, Lào Cai sẽ hình thành vùng chuyên canh sản xuất cá đặc sản khi nhu cầu tăng mạnh từ lĩnh vực du lịch phát triển” - đó là nhận định của ông Trần Minh Sáng, Giám đốc Trung tâm Thủy sản tỉnh.

Khi các cánh đồng lúa ở Đông Hải (Tiên Yên - Quảng Ninh) chín vàng, nông dân hồ hởi ra đồng gặt lúa, thì nhiều người nuôi tôm ở xã lại canh cánh nỗi lo mùa tôm “chín”. Với nhiệt độ thời tiết lên đến 40 độ C đã biến nhiều ao đầm nuôi tôm nơi đây thành những chảo nước nóng khổng lồ, luộc chín những con tôm. Đa phần các hộ vội vàng bán tôm non vì sợ dịch...

Sau khi được Nhà nước hỗ trợ khu tái định cư ở ấp Phước Thiện, xã Đông Hải, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh chỉ vọn vẹn gần 01ha đất (gồm 0,5ha diện tích mặt nước để nuôi thủy sản, còn lại là đất nền nhà và đất trồng cây rừng), cuộc sống của vợ chồng ông Ngô Oanh Rương gặp rất nhiều khó khăn.

Ngày 19.7, ông Trần Kim Dương, Phó Chi cục trưởng Phụ trách Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản (Sở NN&PTNT), cho biết: Đến nay, ngư dân các xã ven biển trên địa bàn tỉnh Bình Định đã thành lập 369 tổ, đội đoàn kết khai thác thủy sản trên biển với 1.424 tàu cá tham gia.