Giá Măng Cụt Thấp Nhất Từ Trước Đến Nay

Ông Lê Văn Đơn, Phó trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Chợ Lách (tỉnh Bến Tre), cho biết mùa măng cụt năm nay, sản lượng khoảng 1 đến 1,2 tấn/1.000m2, tăng gấp đôi so với mọi năm, nhưng giá bán lại thấp nhất từ trước đến nay.
Chủ vựa trái cây Bé Năm, ấp Vĩnh Chính, xã Vĩnh Hòa cho biết măng cụt đầu mùa thu mua tại vườn có giá 80.000 đồng/kg, nhưng đến nay chỉ còn 14.000-15.000 đồng/kg.
Năm nay, nhờ thời tiết lạnh kéo dài kèm với gió chướng nhiều nên măng cụt được mùa, ước tính 1.000m2 sẽ cho 1 tấn quả (gấp đôi năm ngoái), khoảng 10 đến 12 quả/kg. Nhưng đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến giá măng cụt bị sụt giảm.
Theo ông Huỳnh Văn Hòa, Chủ tịch Hội Nông dân xã Vĩnh Hòa, măng cụt bị sụt giá do năm nay được mùa, sản lượng nhiều; áp thấp nhiệt đới nên thương lái không thể vận chuyển đi xa và nguyên nhân tồn tại nhiều năm nay là măng cụt Chợ Lách vẫn chưa có đầu ra ổn định.
Mùa măng cụt thường bắt đầu từ tháng Ba đến tháng Bảy (âm lịch), rộ nhất là tháng Năm, tháng Sáu.
Gia đình ông Nguyễn Thanh Tuấn, ấp Vĩnh Chính, xã Vĩnh Hòa có 4.000m2 đất trồng măng cụt, nhờ chủ động xây đê bao, đậy phủ bạt lên liếp sớm nên măng cụt của gia đình ông thu hoạch trước các chủ vườn khác nửa tháng, bán được giá cao, từ 60.000-80.000 đồng/kg.
Huyện Chợ Lách là địa phương có diện tích trồng măng cụt lớn nhất tỉnh Bến Tre (trên 1.100ha), tập trung chủ yếu ở các xã Vĩnh Hòa, Tân Thiềng, Phú Sơn, Vĩnh Thành, Long Thới, Hưng Khánh Trung B. Trong đó, Vĩnh Hòa là xã có diện tích trồng măng cụt lớn nhất huyện Chợ Lách với 245ha đang cho quả.
Ông Huỳnh Văn Hòa cũng cho biết, năm nay măng cụt Chợ Lách ngon, chất lượng hơn mọi năm, rất ít quả bị xì mủ, bị sượng bởi lượng mưa đầu mùa ít; các hộ nông dân đã chủ động đốn bỏ cây măng cụt cho quả bị mủ để trồng chôm chôm nên số lượng này không bị trà trộn chung với măng cụt ngon.
Có thể bạn quan tâm

Với việc mạnh dạn đầu tư, mở rộng diện tích, áp dụng nhiều biện pháp khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thời gian qua, nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ở xã Đắk N’Drót (Đắk Mil) đã nỗ lực vươn lên làm giàu và có cuộc sống ổn định.

Với tâm huyết và nỗ lực để đưa sản phẩm rau đảm bảo an toàn đến bàn ăn của người dân tại địa phương, năm 2011, xã Tâm Thắng đã phối hợp với Phòng Nông nghiệp - PTNT huyện Chư Jút chọn 10 hộ dân chuyên sản xuất rau xanh tại thôn 4 để triển khai mô hình sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn Viet GAP.

Trong những ngày này, về xã Nam Đà, ở các thôn, xóm, sân nhà nào cũng ngập một mùa vàng của lúa. Còn ngoài cánh đồng, không khí ngày mùa càng rộn rã hơn bởi tiếng máy nổ, tiếng guồng quay của máy gặt lúa.

Theo thống kê của ngành Nông nghiệp, đến nay, diện tích nuôi tôm chân trắng đã vượt gần 2.780ha, chiếm hơn 60% cơ cấu nuôi trồng thủy sản.

UBND tỉnh Quảng Nam vừa phê duyệt quy hoạch ngắn hạn vùng nuôi tôm chân trắng lót bạt ven biển tại 2 huyện Thăng Bình và Núi Thành giai đoạn 2014-2018.