Giá lúa tăng trở lại

Đây là tín hiệu tốt, sau khi Việt Nam ký được khoảng 1 triệu tấn gạo theo một hợp đồng tập trung và trúng thầu cung cấp 450.000 tấn gạo cho Philippines.
Tại An Giang, giá lúa IR50404 tăng lên khoảng 4.300 đồng/kg, tăng 200 đồng/kg hồi đầu tuần trước.
Tại Bạc Liêu, giá lúa tươi tăng khá mạnh, từ 4.200 đến 4.400 đồng/kg lên 4.500- 4.800 đồng/kg; lúa khô từ 5.100- 5.150 đồng/kg lên 5.300-5.500 đồng/kg.
Lúa tẻ thường tại Kiên Giang tăng từ 5.100 đồng/kg lên 5.200 đồng/kg. So với tuần trước, giá gạo xuất khẩu 5% tấm của Việt Nam cũng tăng lên 10 USD/tấn.
Hiệp hội Lương thực Việt Nam cho biết, 9 tháng đầu năm 2015, cả nước xuất khẩu trên 4,35 triệu tấn gạo, kim ngạch hơn 1,8 tỷ USD. Riêng trong tháng 9, xuất khẩu trên 530 nghìn tấn, giá trị gần 220 triệu USD.
Có thể bạn quan tâm

Mô hình nuôi cá sặt bổi thương phẩm theo hình thức công nghiệp đối với người dân ở một số huyện trong tỉnh như Trần Văn Thời, U Minh (Cà Mau) khá quen thuộc và được xem như một nghề truyền thống.

Dân gian thường nói: “Nuôi heo ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng” là muốn nói bằng nghĩa bóng về sự an nhàn của nuôi heo so với nuôi tằm. Nhưng với người nuôi tôm, nuôi hàu ở sông Chà Và (Bà Rịa - Vũng Tàu) thì chuyện “ăn cơm đứng” lại đúng hoàn toàn bằng nghĩa đen.

Mặc dù là tỉnh miền núi nhưng Bắc Kạn vẫn có tiềm năng phát triển kinh tế thuỷ sản. Thời gian qua, những chính sách của tỉnh nhằm khuyến khích phát triển ngành kinh tế này đã giúp thuỷ sản dần trở thành hướng đi xoá đói giảm nghèo cho nhiều hộ dân ở các huyện: Ba Bể, Chợ Mới,...

Nhiều bạn trẻ ở TPHCM đã chọn nghề nông để lập nghiệp. Dù đó là nghề chính hoặc chỉ là nghề tay trái, song bằng tâm huyết và năng động, các nhà nông trẻ sáng tạo nhiều mô hình sản xuất, làm kinh tế trang trại, trồng trọt, chăn nuôi hiệu quả.

Nhờ dự án cạnh tranh nông nghiệp mà lần đầu tiên ở Nghệ An đã ứng dụng thành công kỹ thuật thâm canh ngô mật độ cao. Tại 3 xã triển khai mô hình mở rộng đều đạt năng suất gần 9 tấn/ha/vụ, hiệu quả gấp 3 lần so với trồng đại trà…