Giá Lúa Nhích Lên Nhờ Mua Tạm Trữ

Tại các tỉnh Đồng Tháp, Vĩnh Long, An Giang... giá lúa khô đã lên mức 5.000 đồng/kg, tăng khoảng 200 đồng/kg so với trước thu mua tạm trữ.
Ông Nguyễn Trọng Thừa, Cục trưởng Cục Chế biến thương mại nông, lâm thủy sản và nghề muối (Bộ NNPTNT), cho biết giá lúa ướt thu mua tại ruộng ở các địa phương Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) hiện nay khoảng 3.900-4.000 đồng/kg. Với giá này đã bắt đầu có lãi cho người trồng lúa, đảm bảo hiệu quả của việc thu mua tạm trữ.
Tuy nhiên, do thời tiết mưa kéo dài tại vùng “tứ giác” Long Xuyên và vùng Đồng Tháp Mười nên nông dân ở những nơi này chủ yếu bán lúa ướt tại ruộng, tuy đỡ công chuyên chở và sấy khô nhưng mức lãi của người dân bán lúa ướt lại thấp đi.
Trong tháng 6-2013, vùng ĐBSCL sẽ tiếp tục thu hoạch hơn 170.000 ha lúa Hè Thu, sản lượng ước đạt 926.500 tấn lúa; tháng 7 sẽ thu hoạch 680.000 ha lúa Hè Thu, sản lượng hơn 3,8 triệu tấn lúa… Đẩy mạnh tiêu thụ lúa Hè Thu, nhằm chặn đà giảm giá khi vào thu hoạch rộ đang là vấn đề cấp bách đặt ra.
Theo Quyết định 850/QĐ-TTg, ký ngày 4-6 của Thủ tướng Chính phủ, thời hạn thu mua cả lúa thường và lúa thơm được tính từ ngày 15-6 đến 31-7. Thủ tướng chỉ đạo Hiệp hội Lương thực Việt Nam tổ chức các thương nhân trực tiếp sở hữu kho chứa lúa gạo đúng quy chuẩn tiến hành thu mua tạm trữ; đồng thời phối hợp với các địa phương ĐBSCL phân bổ chỉ tiêu mua tạm trữ.
Có thể bạn quan tâm

Giá thành sản xuất thịt bò ở Việt Nam hiện đang ở mức 200.000 đồng/kg, đắt hơn cả thịt bò Úc dù chất lượng không bằng.

Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), giá trung bình nhập khẩu tôm vào Mỹ giảm 20% so với cùng kỳ năm 2014 từ 11,79 USD xuống 9,42 USD/kg.

Ngày 18/11, tại Bạc Liêu, Bộ NNPTNT và UBND tỉnh Bạc Liêu tổ chức hội nghị quản lý và phòng chống dịch bệnh trên tôm nước lợ.

Thông tin từ Vụ Thị trường châu Mỹ (Bộ Công Thương), nếu Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) được Quốc hội Hoa Kỳ và các nước tán thành, thuế suất tất cả hàng hóa của Việt Nam vào thị trường này sẽ được xóa bỏ.

Nguồn phụ phẩm rơm rất lớn ở khu vực miền Tây Nam bộ thường bị đốt bỏ sau khi thu hoạch lúa, sẽ được chế biến, xuất khẩu sang Nhật Bản làm thức ăn chăn nuôi.