Giá Lúa Nhích Lên Nhờ Mua Tạm Trữ

Tại các tỉnh Đồng Tháp, Vĩnh Long, An Giang... giá lúa khô đã lên mức 5.000 đồng/kg, tăng khoảng 200 đồng/kg so với trước thu mua tạm trữ.
Ông Nguyễn Trọng Thừa, Cục trưởng Cục Chế biến thương mại nông, lâm thủy sản và nghề muối (Bộ NNPTNT), cho biết giá lúa ướt thu mua tại ruộng ở các địa phương Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) hiện nay khoảng 3.900-4.000 đồng/kg. Với giá này đã bắt đầu có lãi cho người trồng lúa, đảm bảo hiệu quả của việc thu mua tạm trữ.
Tuy nhiên, do thời tiết mưa kéo dài tại vùng “tứ giác” Long Xuyên và vùng Đồng Tháp Mười nên nông dân ở những nơi này chủ yếu bán lúa ướt tại ruộng, tuy đỡ công chuyên chở và sấy khô nhưng mức lãi của người dân bán lúa ướt lại thấp đi.
Trong tháng 6-2013, vùng ĐBSCL sẽ tiếp tục thu hoạch hơn 170.000 ha lúa Hè Thu, sản lượng ước đạt 926.500 tấn lúa; tháng 7 sẽ thu hoạch 680.000 ha lúa Hè Thu, sản lượng hơn 3,8 triệu tấn lúa… Đẩy mạnh tiêu thụ lúa Hè Thu, nhằm chặn đà giảm giá khi vào thu hoạch rộ đang là vấn đề cấp bách đặt ra.
Theo Quyết định 850/QĐ-TTg, ký ngày 4-6 của Thủ tướng Chính phủ, thời hạn thu mua cả lúa thường và lúa thơm được tính từ ngày 15-6 đến 31-7. Thủ tướng chỉ đạo Hiệp hội Lương thực Việt Nam tổ chức các thương nhân trực tiếp sở hữu kho chứa lúa gạo đúng quy chuẩn tiến hành thu mua tạm trữ; đồng thời phối hợp với các địa phương ĐBSCL phân bổ chỉ tiêu mua tạm trữ.
Có thể bạn quan tâm

Trên cơ sở các kết quả đạt được, thời gian tới, huyện Châu Phú sẽ tiếp tục tuyên truyền, hướng dẫn để bà con nông dân nhân rộng mô hình trên địa bàn huyện. Đồng thời, đưa ra giải pháp cho việc trồng nguồn nguyên liệu (cỏ, bắp non) và tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm.

Vào những năm 80 của thế kỷ XX, huyện Thường Xuân có trên 1.000 ha quế, tập trung chủ yếu ở Lâm trường Thường Xuân và rải rác trong các hộ dân. Sau năm 1986, diện tích quế bị khai thác ồ ạt, người dân không quan tâm đến trồng mới, cùng với giá quế bán ra thị trường thấp nên cây quế dần bị phá bỏ.

Chị Đinh Thị Hằng, một trong những hộ tình nguyện tham gia thực hiện mô hình trình diễn giống rau củ cải Song Jeong - Hàn Quốc cho biết: Thực hiện đúng theo kiến thức được tập huấn, hướng dẫn, chị đã nghiêm túc đúng quy trình sản xuất từ gieo trồng đến khâu chăm sóc cải củ.

Tính đến nay, trung tâm đã hỗ trợ 1.650 đĩa nấm và trên 5.600 bịch thành phẩm nấm xanh cho nông dân các huyện Vị Thủy, Long Mỹ và Phụng Hiệp, đạt 82,5% kế hoạch cấy. Với mô hình này, đã quản lý được hơn 1.120ha lúa để phòng trừ rầy nâu ở các huyện Vị Thủy, Long Mỹ, Phụng Hiệp, giúp nông dân nắm kỹ thuật sản xuất, cũng như sử dụng nấm xanh để quản lý dịch hại trên lúa.

Bệnh tập trung gây hại trên mía đẻ nhánh, vươn lóng. Bệnh trắng lá mía chưa có thuốc đặc trị, biện pháp hiệu quả nhất là phòng bệnh. Do vậy, Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Khánh Hòa khuyến cáo nông dân: Đối với diện tích mía thời kỳ cây con, bị nhiễm bệnh nhẹ cần nhổ tiêu hủy và rắc vôi vào hốc cây bị bệnh để hạn chế lây lan.