Giá lúa hè thu sớm không tăng

Hiện lúa khô loại thường dao động từ 4.950-5.000đ/kg, lúa dài khoảng 5.200-5.300đ/kg. Nhưng các nhà máy xay xát quanh khu vực chợ gạo Thốt Nốt (Cần Thơ) chưa mở cửa thu mua, ngoại trừ một số DN vẫn duy nhập hàng gạo trắng mỗi ngày.
Ở vùng lúa chín sớm huyện Thới Lai, một số giống lúa chín sớm như OM4218, OM6976, IR50404, nhưng một số nông dân vừa thu hoạch bán lúa tươi IR50404 giá 4.150đ/kg, tương đương mức giá lúa vụ ĐX vừa qua.
Đối với gạo nguyên liệu loại 1 làm ra gạo 5% tấm giá khoảng 6.300-6.400đ/kg tùy theo từng địa phương, gạo nguyên liệu làm ra gạo 25% tấm là 6.100 – 6.200đ/kg tùy chất lượng và địa phương.
Các DN cho biết giá gạo thành phẩm 5% tấm không bao bì giao tại mạn tàu hiện khoảng 7.250-7.350đ/kg, gạo 15% tấm 7.000-7.100đ/kg và gạo 25% tấm khoảng 6.800 – 6.900đ/kg.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay, khi nghề chăn nuôi nhỏ lẻ đang gặp khó khăn về thị trường, giá cả không ổn định dẫn đến hiệu quả kinh tế của người chăn nuôi lợn không cao. Tuy nhiên, tại Hợp tác xã Đức Mai, xã Quân Bình (Bạch Thông) đang phát triển mô hình chăn nuôi lợn cho năng suất và hiệu quả kinh tế ổn định...

CAS là công nghệ mới để bảo quản nông sản thực phẩm. Ứng dụng Cas có thể bảo quản thanh long trong nhiều tháng. Ông Trần Ngọc Lân – Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển vùng (Bộ Khoa học và Công nghệ) cho biết đôi nét về công nghệ này.

Trong hội thảo gần đây nhất, nhiều thông tin được chia sẻ thẳng thắn với những chủ vườn, cơ quan quản lý là thanh long theo chuẩn VietGAP vẫn đang được mua, tiêu thụ với giá ngang bằng với thanh long được sản xuất bình thường.

Đoàn công tác của tỉnh do Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Mạnh Hùng dẫn đầu vừa có chuyến thăm, làm việc tại huyện đảo Phú Quý. Trong buổi làm việc với tập thể Ban Thường vụ Huyện ủy Phú Quý, đoàn đã nghe và cho ý kiến về tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội quý I/2015; về việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; về công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí và kiểm tra công tác chuẩn bị đại hội Đảng hai cấp tại huyện.

Bình Thuận đến giờ vẫn là “thủ phủ” của thanh long. Muốn hay không, loại cây trồng này đã vực dậy đời sống cho một vùng khó khăn, khởi đầu là Hàm Thuận Nam. Thanh long giống như phương thuốc đặc trị xóa đói giảm nghèo nên đã không ngừng tăng nhanh cả diện tích và sản lượng. Nhưng bền vững hay không đang phụ thuộc vào hướng đi của chính người đang sản xuất ra nó.